Truyện Cười BlogTaPhiet KC

Chat Box


--------------:Search

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

[Pic-Xinh] Britney Spears chụp ảnh nude ? 18+

- Thêm 1 scandal nóng hỏi :)) xem xong đừng nói tớ bạy nhé. Với lại đừng bảo là tớ đầu quân cho Britney Spears tung ảnh nude nhé.


DOWNLOAD: 132 ảnh
http://www.2shared.com/file/VmDwVwJR/Britney_Spears_chup_anh_nude.html
or
http://www.mediafire.com/?a0w1wzj7ea345u1
or
http://4share.ws/file/ispx032x5/Britney-Spears-chup-anh-nude.rar.html
or
http://hotfile.com/dl/112109253/d68da3d/Britney_Spears_chup_anh_nude.rar.html
[Click here to Read More]

[Tin gì ?] Điện thoại di động hình người

Các nhà nghiên cứu tại Nhật đã phát triển một điện thoại di động với lớp vỏ mềm mại như làn da để người sử dụng cảm thấy gần gũi hơn với người đang nói chuyện ở đầu bên kia.
"Điện thoại mang tên Elfoid mang đến cho người dùng cảm giác như được chạm vào người họ đang nói chuyện", đại diện của Viện nghiên cứu viễn thông quốc thế (ATR) cho hay. Viện này khẳng định đây là "phương tiện giao tiếp mang tính cách mạng".

ChoiBlog.TK
Điện thoại Elfoid. Ảnh: AFP.

Dự án Telenoid được thực hiện với sự hợp tác giữa Đại học Osaka, công ty viễn thông NTT DoCoMo và một số viện nghiên cứu khác. Theo AFP, ATR hy vọng có thể sản xuất và bán ra thị trường sản phẩm này trong vài năm tới sau khi bổ sung thêm chức năng hình ảnh và nhận dạng giọng nói.
Điện thoại búp bê sẽ có nhiều biến thể như nam, nữ, trẻ em hoặc người già. Nó chỉ dài hơn bàn tay một chút với loa đính bên trong đầu và đèn chiếu sáng gắn ở ngực để chuyển sang màu xanh khi sử dụng.
DOWNLOAD: -
http://vn-share4u.blogspot.com/2011/03/ien-thoai-di-ong-hinh-nguoi.html
[Click here to Read More]

[Hài Kịch] Thị mầu - Hoài Linh, Thúy Nga, Chí Tài

[Click here to Read More]

[Hài Kịch] Tiên đi bộ - Hoài Linh, Minh Béo

- Tiên có cái cực của tiên =)) siên nhân có cái cực của siêu nhân :))


DOWNLOAD:
http://www.youtube.com/watch?v=rVyBU92NUR4
[Click here to Read More]

[Hài Kịch] Ế chồng - Hoài Linh

[Click here to Read More]

[Soft] Mozilla Firefox 4.0 RC 2

ChoiBlog.TK

Mới:
*Đưa vào danh sách đen các chứng chỉ HTTPS ko hợp lệ
*Cập nhật 29 lãnh thổ
* Thêm tiếng việt
DOWNLOAD: (Browsers) 11.9MB
http://download.mozilla.org/?product=firefox-4.0rc2&os=win&lang=vi
or

[Click here to Read More]

[Thủ Thuật] 10 lý do giúp Firefox 4 được tải về nhiều hơn IE9

Trong khi mọi người đang tìm kiếm những điểm khác nhau giữa Internet Explorer 9 và Firefox 4, thì có một điểm dường như khá rõ ràng: Chọn Mozilla sẽ tốt hơn.

Firefox 4 đã vượt mốc 5 triệu lượt tải sau 24h ra mắt, cao gấp đôi so với mức 2,3 triệu lượt tải của IE9 cách đây mấy ngày. Sau đây là 10 lý do dẫn đến kết quả này.


1. Thiết kế tốt hơn

Một trong những cải tiến lớn của cả Internet Explorer và Firefox là có thiết kế tốt hơn. Cả hai trình duyệt đều có giao diện rất đơn giản, dễ nhìn, thu hút nhiều người dùng. Tuy nhiên, thiết kế của Firefox 4 tốt hơn một chút. Nó trông hơi giống Opera 11 nhưng lại có thiết kế trình đơn (menu) tốt hơn nhiều. Ngoài ra, các thẻ (tab) cũng có sự cải thiện tốt hơn. Nhìn chung, Firefox 4 được đánh giá có giao diện nhỉnh hơn Internet Explorer 9 về sự tiện dụng và thẩm mỹ.

2. Ổn định

Microsoft đã nói rằng Internet Explorer 9 là trình duyệt ổn định nhất mà hãng công bố từ trước đến nay. Nhưng Firefox 4 lại có vẻ ổn định hơn. Một trong những lý do chính là khả năng tiếp tục làm việc của Firefox 4, ngay cả khi những phần mềm nhúng như Flash, QuickTime hay Silverlight của Microsoft thất bại.

Điều đó có nghĩa Firefox không bao giờ bị trục trặc? Tất nhiên là không, nhưng trong thử nghiệm cho thấy nó ổn định hơn Internet Explorer 9.

3. Hỗ trợ đa nền tảng

Đây quả thực là điểm mạnh của Firefox 4. Không như Internet Explorer 9 chỉ hỗ trợ hệ điều hành ưa thích của nó, Firefox 4 hỗ trợ nhiều hệ điều hành hơn, ngay cả Linux. Có lẽ quan trọng nhất là Firefox chạy trên cả Windows XP. Trái lại, Internet Explorer 9 chỉ chạy trên Windows Vista và Windows 7. Đó là vấn đề lớn với Microsoft, bởi vẫn còn nhiều người dùng – khoảng 55% - sử dụng XP.

4. Microsoft gặp khó khăn về thương hiệu

Một trong những vấn đề lớn nhất mà Microsoft đang phải đối mặt là hãng đang cố gắng vượt qua những dấu ấn thất bại trong các phiên bản trước đây của Internet Explorer. Vẫn còn có hàng triệu người trên toàn cầu không tin rằng trình duyệt của Microsoft ổn định và an toàn.

Ngược lại, Mozilla không phải giải quyết những vấn đề danh dự này. Vì thế, họ không phải lo lắng về nhãn hiệu khi quyết định thêm hay bớt các tính năng. Nếu người dùng không tin tưởng vào khả năng của Microsoft đảm bảo an toàn cho trình duyệt, họ sẽ tìm một giải pháp khác, và họ có thể đến với Firefox 4.

5. Không hơn về tốc độ

Khi Microsoft tung ra Internet Explorer 9, công ty đã quảng cáo nhiều về tốc độ của trình duyệt. Nhưng không phải tất cả mọi người thử dùng IE9 đều đồng ý rằng IE9 tải cực nhanh. Firefox 4 cũng thế. Trong hầu hết trường hợp, cả hai trình duyệt đều khá giống nhau, có lúc trình duyệt này nhanh hơn trình duyệt kia, tùy thuộc vào từng trang web. Nhìn chung, cả IE9 và Firefox 4 đều đang ở thế "bên tám lạng, người nửa cân" khi nói về tốc độ tải. Tuy nhiên, với tất cả những cải tiến khác của Firefox 4, IE9 sẽ bị yếu thế hơn.

6. Bảo mật vẫn là mối lo

Microsoft đã làm một việc rất có lợi là nâng cao bảo mật cho IE9, bảo vệ người dùng khỏi những “cuộc tấn công từ mạng xã hội”, những cuộc tấn công mã độc nhắm vào trình duyệt, và lỗi trên các website. Nhưng IE9 chỉ mới làm như thế được một thời gian ngắn. Bởi đó có thể là một trong những trình duyệt bảo mật nhất mà Microsoft tung ra, nhưng với lịch sử về các vụ bảo mật lùm xùm của công ty, và việc trình duyệt này vẫn chưa được các hacker mã độc thử thách đầy đủ, IE9 rất khó thuyết phục người dùng.

7. Add-on – thế mạnh của Firefox

Theo Mozilla, Firefox 4 hỗ trợ hơn 200.000 add-on. Những người dùng lâu năm của Firefox đều biết add-on là một trong những lý do chính để lựa chọn trình duyệt. Trong Firefox 4, người dùng không cần phải khởi động lại trình duyệt sau khi cài đặt một tiện ích add-on nào đó. Như vậy, Firefox 4 vừa có nhiều add-on, vừa rất dễ dùng add-on và đó là một lý do tại sao trình duyệt mới nhất của Mozilla lại đáng tải như vậy.

8. Đồng bộ

Mozilla đã bổ sung cho người dùng khả năng đồng bộ các Bookmarks (đánh dấu trang), History (lịch sử), Passwords (mật khẩu), và Tabs (thẻ) với Firefox 4 khi người dùng sử dụng trình duyệt trên nhiều thiết bị máy tính khác nhau. Điều này rất tiện lợi cho người dùng.

9. Hỗ trợ các chuẩn lập trình web

Mozilla nhận ra rằng hỗ trợ toàn bộ các chuẩn lập trình web là điều rất cần thiết với Firefox 4 và với cả tổ chức này. Trong số các tính năng, Firefox 4 hỗ trợ HTML5, bao gồm video phân giải cao WebM. Như Mozilla chỉ ra, Firefox hỗ trợ “giao diện 3D, lưu dữ liệu offline, giao diện màn hình cảm ứng và Mozilla Audio API giúp tạo ra những trải nghiệm thị giác với âm thanh, và hơn thế nữa”.

10. Firefox có tương lai!

Khi đánh giá trình duyệt, người dùng web phải xác định nền tảng nào làm tốt nhất công việc tương thích với thế giới web đang thay đổi liên tục. Về mặt này, Firefox dường như là người chiến thắng. Ngoài việc Firefox 4 hỗ trợ các chuẩn web quan trọng và có nhiều tính năng mới, Mozilla liên tục cập nhật trình duyệt. Điều đó có nghĩa là Firefox 4 chỉ mới là điểm khởi đầu. Trong vài tháng tới, hy vọng sẽ có nhiều cập nhật đáng giá cho nền tảng này.
Theo ICTNews (eWeek)

ST:
http://www.quantrimang.com.vn/kienthuc/thu-thuat/76308_Cach-don-gia-n-de-tang-to-c-ma-ng-Internet.aspx
[Click here to Read More]

[Thủ Thuật] Duyệt web với Firefox

Firefox hiện là trình duyệt được sử dụng nhiều thứ hai trên thế giới, ngay từ lần đầu ra mắt nó đã chiếm được cảm tình của hầu hết người dùng internet. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết đến những thủ thuật có thể giúp nâng cao kinh nghiệm duyệt web của trình duyệt này. Trong bài viết sau chúng tôi sẽ trình bày tới các bạn một số phím tắt và thủ thuật ẩn trong firefox.


1. Thêm không gian cho màn hình

Bằng việc sử dụng các biểu tượng nhỏ sẽ giúp cho màn hình trong trình duyệt có thêm nhiều không gian hơn. Để làm điều này bạn vào View > Toolbars > Customize > Use small icons.

2. Sử dụng từ khóa

Bạn có thể thực hiện việc tìm kiếm được nhanh hơn bằng cách tùy chỉnh thanh tìm kiếm của firefox, nên áp dụng đối với những website mà bạn thường xuyên truy cập, chẳng hạn như choiblog.tk:

Mở website choiblog.tk, sau đó kích chuột phải vào khung tìm kiếm trên trang, chọn “Add a keyword for this search” trong danh sách các tùy chọn hiện ra và nhập một từ khóa bất kỳ vào đó (ví dụ: “QTM”). Vậy là từ lần sau mỗi khi bạn muốn truy cập vào trang quantrimang.com bạn chỉ cần gõ từ khóa “QTM” vào thanh địa chỉ của trình duyệt. Bạn có thể thực hiện điều này tại hộp tìm kiếm của bất kỳ trang web nào bạn thích.

3. Các phím tắt

Trong firefox hỗ trợ một số phím tắt mà bạn có thể sử dụng để việc duyệt web được tiện lợi hơn:

* Spacebar: cuộn trang web xuống dưới.

* Shift + Spacebar: cuộn trang lên trên.

* Ctrl + F: tìm kiếm từ khóa trên trang đang xem.

* Alt + N: tìm từ tiếp theo.

* Ctrl + D: đánh dấu trang đang xem (bookmark).

* Ctrl + T: mở thêm thẻ mới trong trình duyệt.

* Ctrl + K: chuyển tới thanh công cụ tìm kiếm.

* Ctrl + L: chuyển tới thanh địa chỉ.

* Ctrl + =: tăng kích thước văn bản.

* Ctrl + –: giảm kích thước văn bản.

* Ctrl + W: đóng thẻ hiện hành.

* F5: làm tươi, tải lại trang.

* Alt + Home: vào trang chủ (đã được thiết lập cho trình duyệt).

4. Tính năng AutoComplete

Bạn có thể truy cập vào các website mà chỉ cần nhập tên của website đó mà không cần nhập “www” và phần tên miền vào thanh địa chỉ, để làm điều này bạn nhập tên của trang web và làm theo cách sau:

Để thêm phần
“.net” ấn Shift + Enter,
thêm “.com” ấn Ctrl + Enter,

và thêm “.org” ấn Ctrl + Shift+ Enter.



5. Di chuyển giữa các tab

Bạn cũng có thể sử dụng bàn phím để di chuyển giữa các tab.

* Ctrl + Tab: chuyển tới tab kế tiếp.

* Ctrl + Shift + Tab: lùi lại tab bên trái.

* Ctrl +1-9: chọn nhanh tab thứ 1-9.

6. Sử dụng phím chuột giữa (nút cuộn chuột)

* Kích vào 1 liên kết bất kỳ để mở trong tab mới.

* Giữ Shift và cuộn chuột lên để chuyển tới trang tiếp theo.

* Giữ Shift và cuộn chuột xuống để chuyển tới trang trước đó.

Chú ý: hai chế độ này chỉ có tác dụng đối với những trang đã được mở trong cùng tab.

* Giữ Ctrl và cuộn chuột lên để tăng kích thước văn bản.

* Giữ Ctrl và cuộn chuột xuống để giảm kích thước văn bản.

* Kích vào một tab bất kỳ để đóng tab đó lại.

7. Xoá lịch sử các trang đã xem

Bạn có thể xem lịch sử những trang web đã xem bằng cách ấn Ctrl + Shift + H, sau đó chọn trang bạn muốn xóa và ấn nút Delete.


ST:
http://hcm.24h.com.vn/vi-tinh-internet/thu-thuat-duyet-web-voi-firefox-c55a359614.html
[Click here to Read More]

[Thủ Thuật] Cài đặt giao diện tiếng Việt cho Microsoft Office 2010

Rào cản ngôn ngữ là một nguyên nhân làm nhiều người ngại tìm hiểu về máy tính. Vì vậy, bên cạnh việc phát hành bản tiếng Anh, hãng Microsoft luôn có những gói ngôn ngữ dành cho các ngôn ngữ phổ biến khác như Pháp, Nga, Nhật, Trung Quốc…Đối với tiếng Việt thì thường được cung cấp sau. Hiện nay, tin vui cho những ai đang sử dụng Microsoft Office 2010 là phần mềm này đã được cung cấp gói ngôn ngữ tiếng Việt.


Bạn vào địa chỉ tại đây rồi chọn phiên bản Microsoft Office 2010 để tải gói ngôn ngữ về, nếu dùng bản 32bit thì bạn tải tập tin LanguageInterfacePack_x86_vi-vn.exe, dung lượng 16.7 MB, tập tin LanguageInterfacePack_x64_vi-vn.exe dùng cho bản 64bit. Bạn cũng nên tải tập tin O14LipHelp_vi-vn.chm về vì đây là hướng dẫn sử dụng Microsoft Office 2010 bằng tiếng Việt của Microsoft, tuy không hoàn chỉnh nhưng vẫn có những thông tin rất bổ ích cho bạn.

Sau khi cài đặt gói ngôn ngữ xong, bạn khởi động lại Windows thì toàn bộ các ứng dụng Microsoft Word 2010, Microsoft Excel 2010, Microsoft PowerPoint 2010, Microsoft OneNote 2010, Microsoft Outlook 2010 và Microsoft Office InfoPath 2010 đều chuyển sang giao diện tiếng Việt. Dưới đây là vài hình ảnh tượng trưng về giao diện tiếng Việt của Microsoft Office 2010.


DOWNLOAD:
http://www.microsoft.com/downloads/details.aspx?FamilyID=cfec65b7-131c-440f-953f-43731fdabb8b&displaylang=vi
or
http://www.mediafire.com/?7nod26x3n8472jh
ST:
http://www.quantrimang.com.vn/kienthuc/tin-hoc-van-phong/76919_Cai-dat-giao-dien-tieng-Viet-cho-Microsoft-Office-2010.aspx
[Click here to Read More]

[Thủ Thuật] Phân biệt DDR, DDR2 và DDR3 ?

Trong bài báo này chúng ta sẽ khám phá những điểm khác biệt chính về công nghệ giữa 3 loại bộ nhớ DDR, DDR2 và DDR3.

Trước khi bắt đầu, bạn cần biết rằng DDR, DDR2 và DDR3 đều dựa trên thiết kế SDRAM ( Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ - Synchronous Dynamic Random Access Memory), tức là sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ hóa mọi thứ. DDR là viết tắt của Tốc độ dữ liệu gấp đôi - Double Data Rate , tức truyền được hai khối dữ liệu trong một xung nhịp, . Như vậy bộ nhớ DDR có tốc độ truyền dữ liệu cao gấp đôi so với những bộ nhớ có cùng tốc độ xung nhịp nhưng không có tính năng này ( được gọi là bộ nhớ SDRAM, hiện không còn sử dụng cho PC nữa).

Nhờ tính năng này mà trên nhãn của những thanh nhớ thường ghi tốc độ tốc gấp đôi so với tốc độ đồng hồ xung nhịp thực . Ví dụ bộ nhớ DDR2-800 làm việc ở tốc độ 400 MHz, DDR2-1066 và DDR3-1066 làm việc ở tốc độ 533 MHz, DDR3-1333 ở 666.6 MHz ...


Hình 1: Tín hiệu xung nhịp và mode DDR

Cần nhớ rằng các tốc độ xung nhịp này là tốc độ tối đa mà bộ nhớ chính thức có được; chứ không thể tự động chạy ở những tốc độ như vậy. Ví dụ, nếu bạn dùng bộ nhớ DDR2-1066 lên một máy tính chỉ có thể (hoặc bị cấu hình nhầm) truy cập hệ thống ở tốc độ 400 MHz (800 MHz DDR), thì những bộ nhớ này chỉ có thể truy cập tại 400 MHz (800 MHz DDR) chứ không phải 533 MHz (1,066 MHz DDR). Đó là do tín hiệu xung nhịp được mạch điều khiển bộ nhớ cung cấp, mà mạch điều khiển bộ nhớ lại nằm ngoài bộ nhớ (trong Chip NorthBridge ở bo mạch chủ hoặc tích hợp bên trong CPU, tùy vào từng hệ thống ).

Trên lý thuyết, bộ nhớ DDRx-yyyy (trong đó x là thế hệ công nghệ, còn yyyy là tốc độ xung nhịp DDR) chỉ có thể sử dụng cho chip bộ nhớ.

Những thanh nhớ ( Module ) -- bảng mạch điện tử nhỏ gắn những Chip nhớ -- sử dụng một cái tên khác: PCx-zzzz, trong đó x là thế hệ công nghệ, còn zzzz là tốc độ truyền tải tối đa trên lý thuyết (còn gọi là băng thông tối đa). Con số này cho biết bao nhiêu Byte dữ liệu có thể được truyền từ mạch điều khiển bộ nhớ sang Module bộ nhớ trong mỗi xung nhịp đồng hồ .

Bài toán này rất dễ giải bằng cách nhân xung nhịp DDR tính bằng MHz với 8, ta sẽ có tốc độ truyền tải tối đa trên lý thuyết tính bằng MB/giây. Ví dụ, bộ nhớ DDR2-800 có tốc độ truyền tải tối đa trên lý thuyết là 6,400 MB/giây (800 x 8) và Module bộ nhớ mang tên PC2-6400. Trong một số trường hợp, con số này được làm tròn. Ví dụ như bô nhớ DDR3-1333 có tốc độ truyền tải tối đa trên lý thuyết là 10,666 MB/giây nhưng module bộ nhớ của nó lại có tên PC3-10666 hoặc PC3-10600 tùy nhà sản xuất.

Cần phải hiểu rằng những con số này chỉ là số tối đa trên lý thuyết, và trên thực tế chúng không bao giờ đạt đến, bởi bài toán chúng ta đang tính có giả thiết rằng bộ nhớ sẽ gửi dữ liệu đến mạch điều khiển bộ nhớ theo từng xung nhịp một, mà điều này thì không xảy ra. Mạch điều khiển bộ nhớ và bộ nhớ cần trao đổi lệnh (ví dụ như lệnh hướng dẫn bộ nhớ gửi dữ liệu được chứa tại một vị trí nhất định) và trong suốt thời gian này bộ nhớ sẽ không gửi dữ liệu.

Trên đây là lý thuyết cơ bản về bộ nhớ DDR, hãy đến với những thông tin cụ thể hơn.

Tốc độ

Một trong những khác biệt chính giữa DDR, DDR2 và DDR3 là tốc độ truyền dữ liệu lớn nhất của từng thế hệ. Dưới đây là danh sách tốc độ chung nhất cho từng thế hệ. Một số nhà sản xuất đã tạo ra được những loại chip lớn hơn cả tốc độ trong bảng–ví dụ như các bộ nhớ đặc biệt hướng tới giới overclock. Những xung nhịp có đuôi 33 hoặc 66MHz thực ra đã được làm tròn (từ 33.3333 và 66.6666).


Điện áp

Bộ nhớ DDR3 hoạt động ở điện áp thấp hơn so với DDR2, DDR2 lại dùng điện áp thấp hơn DDR. Như vậy bộ nhớ DDR3 sẽ tiêu thụ ít điện hơn DDR2, và DDR2 tiêu thụ ít hơn DDR.

Thường thì bộ nhớ DDR sử dụng điện 2.5 V, DDR2 dùng điện 1.8 V và DDR3 là 1.5 V (mặc dù các module cần đến 1.6 V hoặc 1.65 V rất phổ biến và những chip chỉ yêu cầu 1.35 V trong tương lai cũng không phải là hiếm). Một số module bộ nhớ có thể yêu cầu điện áp cao hơn trong bảng, nhất là khi bộ nhớ hỗ trợ hoạt động ở tốc độ xung nhịp cao hơn tốc độ chính thức (ví dụ như bộ nhớ để overclock).

http://i1018.photobucket.com/albums/af307/zingzing_zing/2.jpg

Thời gian trễ


Thời gian trễ là khoảng thời gian mà mạch điều khiển bộ nhớ phải đợi từ lúc yêu cầu lấy dữ liệu cho đến lúc dữ liệu thực sự được gửi tới đầu ra . Nó còn được gọi là CAS Latency hoặc đơn giản là CL. Con số này được viết theo đơn vị chu kỳ xung nhịp. Ví dụ một bộ nhớ có CL3 tức là mạch điều khiển bộ nhớ phải đợi 3 chu kỳ xung nhịp từ lúc truy vấn cho đến khi dữ liệu được gửi. Với một bộ nhớ CL5, mạch điều khiển bộ nhớ phải đợi 5 chu kỳ xung nhịp . Vì thế cần sử dụng những Module có CL thấp nhất có thể.


Hình 2: Latency.


Bộ nhớ DDR3 có nhiều chu kì xung nhịp trễ lớn hơn bộ nhớ DDR2, và DDR2 lại có nhiều chu kì xung nhịp trễ cao hơn DDR. Bộ nhớ DDR2 và DDR3 còn có thêm một chỉ số nữa gọi là AL (Thời gian trễ bổ sung – Additional Latency ) hoặc đơn giản là A. Với bộ nhớ DDR2 và DDR3, tổng thời gian trễ sẽ là CL+AL. May thay gần như toàn bộ các bộ nhớ DDR2 và DDR3 đều có AL 0, tức là không có thêm thời gian trễ bổ sung nào cả. Dưới đây là bảng tổng hợp giá trị CL phổ biến nhất.


Như vậy bộ nhớ DDR3 cần hoãn nhiều chu kỳ xung nhịp hơn so với DDR2 mới có thể chuyển được dữ liệu, nhưng điều này không hẳn đồng nghĩa với thời gian đợi lâu hơn (nó chỉ đúng khi so sánh các bộ nhớ cùng tốc độ xung nhịp).

Ví dụ, một bộ nhớ DDR2-800 CL5 sẽ hoãn ít thời gian hơn (nhanh hơn) khi chuyển dữ liệu so với bộ nhớ DDR3-800 CL7. Tuy nhiên, do cả hai đều là bộ nhớ “800 MHz” nên đều có cùng tốc độ truyền tải lớn nhất trên lý thuyết (6,400 MB/s). Ngoài ra cũng cần nhớ rằng bộ nhớ DDR3 sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn so với bộ nhớ DDR2.

Khi so sánh các module có tốc độ xung nhịp khác nhau, bạn cần phải tính toán một chút. Chú ý rằng chúng ta đang nói đến “chu kỳ xung nhịp.” Khi xung nhịp cao hơn, chu kỳ từng xung nhịp cũng ngắn hơn.

Ví dụ với bộ nhớ DDR2-800, mỗi chu kỳ xung nhịp kéo dài 2.5 nano giây, chu kỳ = 1/tần số (chú ý rằng bạn cần sử dụng xung nhịp thực chứ không phải xung nhịp DDR trong công thức này; để đơn giản hơn chúng tôi đã tổng hợp một bảng tham khảo dưới đây). Vì thế một bộ nhớ DDR2-800 có CL 5 thì thời gian chờ ban đầu này sẽ tương đương 12.5 ns (2.5 ns x 5). Tiếp đến hãy giả sử một bộ nhớ DDR3-1333 với CL 7. Với bộ nhớ này mỗi chu kỳ xung nhịp sẽ kéo dài 1.5 ns (xem bảng dưới), vì thế tổng thời gian trễ sẽ là 10.5 ns (1.5 ns x 7). Vì vậy mặc dù thời gian trễ của bộ nhớ DDR3 có vẻ cao hơn (7 so với 5), thời gian chờ thực tế lại thấp hơn. Vì thế đừng nghĩ rằng DDR3 có thời gian trễ tệ hơn DDR2 bởi nó còn tùy thuộc vào tốc độ xung nhịp.


Thường thì nhà sản xuất sẽ công bố Timings bộ nhớ theo dạng một dãy số được phân chia bởi dấu gạch ngang (như 5-5-5-5, 7-10-10-10…). Thời gian trễ CAS thường là số đầu tiên trong chuỗi. Hình 3 và 4 dưới đây là một ví dụ.


Hình 3: DDR2-1066 có CL 5.

Prefetch – Lấy trước dữ liệu

Bộ nhớ động chứa dữ liệu bên trong một mảng gồm nhiều tụ điện nhỏ. Bộ nhớ DDR truyền được 2 bit dữ liệu với mỗi chu kỳ từ mảng bộ nhớ tới bộ đệm I/O bên trong bộ nhớ . Quy trình này gọi là Prefetch 2-bit. Trong DDR2, đường dữ liệu bên trong này được tăng lên tới 4-bit và trong DDR3 là 8-bit. Đây chính là bí quyết giúp DDR3 hoạt động được ở tốc độ xung nhịp cao hơn DDR2, và DDR2 cao hơn DDR.

Xung nhịp mà chúng ta đang nói đến là tốc độ xung nhịp ở “thế giới bên ngoài,” có nghĩa là trên giao diện I/O từ bộ nhớ, nơi mà bộ nhớ và mạch điều khiển bộ nhớ liên lạc với nhau. Tuy nhiên bên trong thì bộ nhớ làm việc hơi khác một chút.

Để hiểu rõ hơn điều này hãy so sánh một chip bộ nhớ DDR-400, chip bộ nhớ DDR2-400 và Chip bộ nhớ DDR3-400 (cứ giả sử rằng bộ nhớ DDR3-400 có tồn tại). 3 chip này bên ngoài hoạt động ở tốc độ 200 MHz, truyền 2 bit dữ liệu mỗi chu ky, đạt tốc độ ngoài như thể đang hoạt động ở 400 MHz. Tuy nhiên bên trong, chip DDR truyền được 2 bit từ mảng bộ nhớ đến bộ nhớ đệm I/O, vì thế để khớp với tốc độ giao diện I/O, đường dữ liệu này phải hoạt động ở 200 MHz (200 MHz x 2 = 400 MHz). Do trong DDR2 đường dữ liệu này được tăng từ 2 lên 4 bit nên nó có thể chạy ở tốc độ bằng một nửa tốc độ xung nhịp nhằm đạt tốc độ y hệt (100 MHz x 4 = 400 MHz). Với DDR3 cũng vậy: đường dữ liệu được tăng gấp đôi lên 4 bit, vì thế nó có thể chạy ở tốc độ xung nhịp bằng một nửa so với DDR2, hoặc chỉ bằng ¼ tốc độ xung nhịp của DDR, và cũng đạt tốc độ như vậy (50 MHz x 8 = 400 MHz).

http://tvth.tuvantinhoc1088.com/my_documents/my_pictures/Giainghia/Memory%20DDR/hinh5.jpg

Hình 5: Prefetch dạng n-bit

Việc nhân đôi đường dữ liệu bên trong sau từng thế hệ đồng nghĩa với việc mỗi thế hệ bộ nhớ mới có thể có chip với tốc độ xung nhịp tối đa gấp đôi so với thế hệ trước đo. Ví dụ 3 bộ nhớ DDR-400, DDR2-800 và DDR3-1600 đều có cùng tốc độ xung nhịp bên trong bằng nhau (200 MHz).

Điểm đầu cuối trở kháng

Với bộ nhớ DDR, điểm cuối trở kháng có điện trở đặt trên bo mạch chủ, còn trong DDR2 và DDR3 thì điểm cuối này nằm bên trong chip bộ nhớ -- ngôn ngữ kỹ thuật gọi là ODT ( On-Die Terminal ) .

Việc này nhằm mục đích giúp tín hiệu trở nên “sạch hơn “ – ít bị nhiễu hơn do hạn chế tín hiệu phản xạ tại những diểm đầu cuối . Trong hình 6 bạn có thể thấy được tín hiệu chạm đến chip bộ nhớ. Bên tay trái là những tín hiệu trên một hệ thống sử dụng điểm cuối ở bo mạch chủ ( bộ nhớ DDR ), còn bên tay phải là tín hiệu trên một hệ thống sử dụng ODT (bộ nhớ DDR2 và DDR3). Và rõ ràng tín hiệu bên phải sẽ trong hơn và ổn định hơn bên tay trái. Trong ô màu vàng bạn có thể so sánh chênh lệch về khung thời gian – tức thời gian mà bộ nhớ cần đọc hay ghi một phần dữ liệu. Khi sử dụng ODT, khung thời gian này sẽ rộng hơn, cho phép tăng xung nhịp bởi bộ nhớ có nhiều thời gian đọc hoặc ghi dữ liệu hơn.



Hình 6: So sánh giữa điểm kết trên bo mạch chủ và ODT.

Khía cạnh hình thức bên ngoài

Cuối cùng ta sẽ đến với sự khác biệt về thiết kế bên ngoài. Mỗi chip bộ nhớ đều được hàn trên một bo mạch vòng gọi là “module bộ nhớ.” Module bộ nhớ cho từng thế hệ DDR có sự khác nhau về thông số và bạn không thể cài module DDR2 lên khe cắm DDR3 được. Bạn cũng không thể nâng cấp từ DDR2 lên DDR3 mà không thay thế bo mạch chủ và sau đó là CPU, trừ khi bo mạch chủ của bạn hỗ trợ cả khe cắm DDR2 và DDR3 (hiếm đấy). Với DDR và DDR2 cũng vậy. Module DDR2 và DDR3 có cùng số chạc, tuy nhiên khe cắm nằm ở vị trí khác nhau.



Hình 7: Khác biệt về điểm tiếp xúc giữa DDR và DDR2


Hình 8: Khác biệt về tiếp xúc góc giữa DDR2 và DDR3.


Tất cả các chip DDR2 và DDR3 đều đóng gói kiểu BGA, còn DDR thì đóng gói kiểu TSOP. Có một số chip DDR đóng gói kiểu BGA (như của Kingmax), nhưng không phổ biến cho lắm. Trong hình 9 là một chip TSOP trên module DDR, còn hình 10 là chip BGA trên module DDR2.


Hình 9: chip DDR gần như lúc nào cũng đóng gói kiểu TSOP


Hình 10: DDR2 và DDR3 đóng gói kiểu BGA.

ST:
http://www.vatgia.com/hoidap/4454/201210/phan-biet-ddr-ddr2-va-ddr3.html
[Click here to Read More]

[OTHER] Intel đã có mặt tại Việt Nam

 
p/s: Cái áo Intel có chữ kí của Hyo, giờ đang nằm trong tay của 1 bạn sonevn nhé yahoo54.gif










Credit: gillian9733@twitter, EunHa712@twitter
[Click here to Read More]

[Vietsub] Come To Play Ep320 - SNSD ( Bản FULL )

 
 Online 


Metacafe: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 

twitvid:  01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 

Tamtay: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 

cre: jessicavn.net


[Click here to Read More]
Top