Windows 8 là hệ điều hành mới nhất được Microsoft đưa ra thị trường vào thời gian gần đây. Có rất nhiều tính năng mới cũng như thủ thuật hữu ích trên Windows 8 dành cho người sử dụng khám phá và tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn các cách khác nhau để cài đặt Windows 8, các tính năng mới thú vị và thủ thuật sử dụng Windows 8 cho hiệu quả.
Bài khuyến khích của NVD_TSQLQ2: http://forum.bkav.com.vn/showthread....ows-8-Complete
Contents
I. Giới thiệu về Windows 8
1) Windows 8 gồm bao nhiêu phiên bản?
2) Chi tiết của các phiên bản Windows 8
3) Tính năng
4) Cấu hình tối thiểu để cài Windows 8
II. Hướng dẫn cài đặt win8
1) Cài Windows 8 từ DVD
2) Hướng dẫn tạo ổ USB flash cài đặt Windows 8
3) Cài Windows 8 bằng tiện ích cài nhanh NT6
4) Cài Windows 8 từ USB hoặc ổ cứng trên môi trường Win7PE
5) Cài Windows 8 trên phân vùng khác của HDD, dùng grub4dos trỏ tới
III. Nâng cấp lên Windows 8
1) Phiên bản nào của Windows có thể nâng cấp lên Windows 8?
2) Lý do nâng cấp lên Windows 8
IV. Hạ cấp Windows 8
V. Những tính năng mới của Windows 8
VI. Những thủ thuật hữu ích
1) Phân biệt tài khoản cục bộ và tài khoản Microsoft trên Windows 8
2) Thay đổi chương trình mặc định trên Windows 8
3) Thiết lập và sử dụng ứng dụng Remote Desktop trong Windows 8
4) Tạo máy ảo bằng Hyper-V trên Windows 8
5) Kích hoạt. Net Framework 3. 5 trên Windows 8
6) Tạo mã PIN đăng nhập trong Windows 8
7) Tạo nhóm ứng dụng trên Windows 8 Start Screen
8) Restart, Shutdown hoặc Sleep trong Windows 8
9) Chặn website bằng hosts file trên Windows 8
10) Khởi động thẳng vào Windows 8 không cần gõ mật khẩu
11) Tính năng Refresh và Reset trong Windows 8 để dễ dàng cài đặt lại PC
12) Các phím tắt trong Windows 8
13) Task Manager trong Windows 8
14) Control Panel Metro của Windows 8
15) Cài đặt máy in trong Windows 8
16) Tạo một Shortcut trên Desktop cho tất cả các ứng dụng (All Apps) trong Windows 8
17) Thủ thuật với cửa sổ trong Windows 8
18) Điều chỉnh thiết lập tường lửa trong Windows 8
19) Giám sát và quản lý hoạt động máy tính trên Windows 8
20) Hiển thị hộp thoại xóa file trong Windows 8
21) Phím F8, SafeMode và chế độ Recovery của Windows 8
22) Vô hiệu hóa Lock Screen trong Windows 8
23) Chạy một chương trình cũ trong Windows 8
24) Vấn đề driver trong Windows 8
25) Tạo ổ Flash phục hồi trên Windows 8
26) Những ứng dụng mới dành riêng cho Windows 8
VII. Kết luận
Nội Dung
I. Giới thiệu về Windows 8
Tên gọi Windows 8 vốn được người dùng và giới công nghệ sử dụng để đặt cho phiên bản Windows tiếp theo sau phiên bản Windows 7, và thật bất ngờ khi Microsoft đã quyết định chọn tên gọi này để đặt cho hệ điều hành mới nhất của mình.
1) Windows 8 gồm bao nhiêu phiên bản?
2) Chi tiết của các phiên bản Windows 8Micrsoft cho biết Windows 8 gồm 4 phiên bản. Bản Windows 8 và Windows 8 Pro dành cho người tiêu dùng, Windows RT chỉ dùng cho máy tính bảng, bản Windows 8 Enterprise dành cho hợp đồng mua bản quyền số lượng lớn. Windows 8, Windows 8 Pro và Windows 8 enterprise đều gồm 2 phiên bản 32 bit và 64 bit.
Sự khác nhau giữa phiên bản Windows 8 và Windows 8 Pro?
Theo trang blog Microsoft, Windows 8 phù hợp với người dùng thông thường, Windows 8 Pro phù hợp với người dùng am hiểu kỹ thuật, kinh doanh. Windows 8 Pro có một số tính năng mà người dùng thông thường ít quan tâm như ảo hóa Client Hyper-V, mã hóa đĩa BitLocker.
Windows 8 không tích hợp phần mềm “rạp hát gia đình” Windows Media Center. Nếu muốn Windows Media Center, bạn cần tải về gói Windows 8 Pro Pack để nâng cấp lên phiên bản Windows 8 Pro. Microsoft chưa công bố giá gói nâng cấp này. Windows 8 Pro cũng không tích hợp sẵn phần mềm Windows Media Center, tuy nhiên bạn có thể tải về miễn phí phần mềm này.
Windows 8 cũng sẽ bao gồm nền tảng 32-bit và 64-bit tương tự như các phiên bản Windows trước đây và trang bị nhiều tính năng mới mà đã được Microsoft giới thiệu, như các ứng dụng trên giao diện Metro, Xbox Live, khóa máy bằng hình ảnh, hỗ trợ hoạt động trên nhiều màn hình…
Phiên bản cao cấp hơn có tên gọi Windows 8 Pro, đây là phiên bản phù hợp cho các doanh nhân, các nhà thiết kế ứng dụng và các chuyên gia công nghệ, những người đỏi hỏi nhiều tính năng hơn trên chiếc máy tính của mình.
Phiên bản này sẽ được trang bị thêm nhiều tính năng nâng cao như mã hóa file hệ thống, khởi động từ ổ đĩa ảo, tạo mạng kết nối qua domain…Ngoài ra, phiên bản này còn được Microsoft cung cấp thêm gói phần mềm mở rộng Media Pack, cho phép biến máy tính sử dụng Windows 8 Pro trở thành một thiết bị giải trí đúng nghĩa.
Đáng chú ý nhất trong số những phiên bản của Windows 8 đó chính là phiên bản Windows RT. Đây chính là tên gọi chính thức mà Microsoft sử dụng để đặt cho phiên bản Windows 8 hoạt động trên vi xử lý ARM của mình, chính là phiên bản dành cho máy tính bảng.
Đây là phiên bản hệ điều hành mà nhà sản xuất sẽ cài đặt sẵn trên thiết bị trước khi người dùng mua sản phẩm, do vậy Windows RT sẽ không được phân phối riêng biệt. Windows RT được tích hợp thêm phiên bản miễn phí của bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office (Word, Excel, PowerPoint, OneNote) cũng như trang bị tính năng mã hóa thiết bị.
Mỗi phiên bản Windows 8 phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng
Ngoài ra, với khách hàng doanh nghiệp, Microsoft cũng trang bị thêm phiên bản Windows 8 Enterprise dành riêng cho doanh nghiệp, trang bị đầy đủ các tính năng của Windows 8 Pro kèm thêm các tính năng cần thiết cho các chuyên gia công nghệ thông tin, để họ có thể quản lý một hoặc nhiều mạng lưới máy tính, với tính năng bảo mật mạnh mẽ…
Đây chỉ là phiên bản đặc biệt dành riêng cho doanh nghiệp nên sẽ không được phân phối rộng rãi cho người dùng. Microsoft cho biết người dùng Windows 7 có thể nâng cấp trực tiếp lên Windows 8 hoặc Windows 8 Pro, phụ thuộc vào phiên bản Windows 7 mà họ đang sử dụng.
3) Tính năngWindows 8: phiên bản dành cho các máy tính dùng chip xử lý Intel x86/x64, hỗ trợ nâng cấp từ Windows 7 Starter, Home Basic hay Home Premium, và cung cấp tất cả những tính năng cơ bản của Windows 8, bao gồm: màn hình Start với chức năng phóng lớn ngữ nghĩa, Windows Store, các ứng dụng lõi như Mail, Calendar, People, Messaging, Photos, SkyDrive, Reader, Music và Video, trình duyệt web Internet Explorer 10, tích hợp tài khoản Microsoft, Windows Desktop...
Windows 8 Pro: phiên bản này cũng dành cho các máy tính dùng chip Intel x86/x64, hỗ trợ nâng cấp từ thế hệ tiền nhiệm Windows 7 Starter, Home Basic, Home Premium, Professional hay UltimateNgoài những tính năng cơ bản của Windows 8, Windows 8 Pro kèm theo BitLocker và BitLocker To Go, Boot from VHD, Client Hyper-V, khả năng tham gia tên miền, Encrypting File System (EFS), Group Policy và Remote Desktop (máy chủ).
Windows 8 Enterprise: chứa đựng tất cả tính năng của Windows 8 Pro kèm theo nhiều chức năng chuyên dụng dành cho các quản trị công nghệ (IT) trong doanh nghiệp, cho phép quản lý và triển khai các hệ thống máy tính, bảo mật cấp cao, ảo hóa... Phiên bản này chỉ dành cho khách hàng là những doanh nghiệp với thỏa thuận Software Assurance.
Windows RT: đây là phiên bản chỉ được cài đặt sẵn trên các máy tính (PC), máy tính bảng (tablet) hay thiết bị nhúng dùng chip xử lý ARM, đã được tinh gọn để kéo dài tuổi thọ pin. Trước đây, Windows RT có nhiều tên gọi khác như Windows Metro, Windows on ARM hay WOA. Windows RT sẽ bao gồm phiên bản Desktop hỗ trợ điều khiển cảm ứng chạm, các phiên bản Microsoft Word, Excel, PowerPoint và OneNote 15 mới tinh cùng khả năng mã hóa bảo mật cho thiết bị. Windows RT thiếu vắng một vài chức năng so với các phiên bản dành cho nền tảng chip Intel như Storage Spaces, Windows Media Player và tất cả các tính năng dành riêng cho Windows 8 Pro.
4) Cấu hình tối thiểu để cài Windows 8Tính năng chính được giới thiệu là giao diện người dùng được thiết kế lại khá nhiều, tối ưu cho điều khiển cảm ứng và bàn phím-chuột. Start menu được thay bằng một Màn hình Start mới, gồm các tên ứng dụng đang trực tuyến. Người dùng có thể quay về màn hình Desktop bằng các chọn ứng dụng "Desktop", và quay về màn hình start bằng nút start. Các máy tính bảng khác nhau dùng các nút điều khiển khác nhau để chuyển đổi qua lại giữa hai chế độ này. Ví dụ về các ứng dụng trên màn hình start gồm một ứng dụng thời tiết, Windows Store, Đầu tư, tin tức từ RSS, trang cá nhân của người dùng, và tài khoản Windows Live của người dùng. Giao diện mới này chủ yếu thiết kế cho các màn hình 16:9, với độ phân giải 1366×768 hoặc lớn hơn để có thể hiển thị cùng lúc hai ứng dụng Windows 8 dùng "Snap". Các màn hình 1024×768 có thể hiển thị một ứng dụng Windows 8 trong chế độ toàn màn hình, và các màn hình 1024×600 chỉ có thể dùng màn hình Desktop Windows truyền thống.
Tính năng mới trong Windows 8
- Tất cả các ứng dụng trên Wins 7 sẽ chạy được trên Windows 8.
- Cảnh báo cập nhật hệ thống sẽ được thu nhỏ xuống dưới cùng bên phải màn hình đăng nhập.
- Window Task Manager được làm mới sẽ treo các ứng dụng khi chúng không hoạt động.
- Chức năng reset và làm mới (refresh) PC cho phép đơn giản hóa việc quét và phục hồi hệ thống.
- Công nghệ ảo hóa HyperV sẽ được nạp sẵn trong Windows 8. Là Một trong những tính năng mới trên Windows gây chú ý nhiều nhất
- Giao diện phong cách Metro sẽ làm mới Mail, ảnh, lịch...
- Hỗ trợ đa chạm cho IE 10.
- Tập tin Mount ISO
- Bất cứ lúc nào bạn cần phải gắn kết một file ISO như: MagicDisk, MagicISO, hoặc một số công cụ khác ít cho công việc hơn. Windows 8 đã loại bỏ sự cần thiết cho các tiện ích này. Bạn chỉ có thể chọn tập tin ISO trong Explorer bằng cách nhấp vào nó, và chọn Mount.
- Chức năng Magnifier được cải tiến để phù hợp với các thao tác trên Desktop.
- Tích hợp Sky-Drive: Lưu trữ đám mây bây giờ là một bộ phận của hệ điều hành.
- Các ứng dụng trên nền đám mây sẽ được hỗ trợ về lưu trữ (bằng dịch vụ SkyDrive của Microsoft).
- Windows 8 sẽ không đòi hỏi cấu hình quá cao (máy Lenovo S10 dùng chip Atom đời đầu và 1GB Ram vẫn có thể chạy được Windows 8).
- Tiêu thụ ít bộ nhớ hơn: Windows 8 khai thác bộ nhớ hiệu quả và yêu cầu ít bộ nhớ hơn khi chạy. Điều này rất quan trọng đối với những hệ thống như các Ultrabook thường kèm sẵn RAM 4GB và không có khả năng nâng cấp thêm và một số loại phải cấp bộ nhớ cho xử lý đồ họa.
- Hiệu năng sử dụng cao hơn: Windows 8 và các hệ thống con nền tảng trong nó tiêu thụ ít tài nguyên CPU hơn những bản trước đó. Điều đó rất quan trọng với thiết bị bỏ túi và máy tính bảng, những thiết bị mà hiệu năng CPU thấp hơn những máy dòng cao.
- Yêu cầu không gian lữu trữ giảm: Khi ổ đĩa trạng thái rắn dần trở nên phổ biến thì không gian ổ đĩa lưu file người dùng sẽ được đảm bảo.
- Cải thiện tính năng hỗ trợ đa màn hình: Trong số những tính năng của Windows 8 thì quản lý nhiều màn hình là khả năng mới cho phép điều chỉnh và cài đặt vị trí của thanh task bar.
- Các ứng dụng Metro-style và Win32 sẽ được bán trên Windows Store.
- Các thiết bị chạy Windows 8 được trang bị chip NFC sẽ có chức năng gõ để chia sẻ (tap to share) cho phép gửi dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác, hoặc đơn giản là nhận dữ liệu từ các thiết bị như card NFC.
- Quá trình đăng nhập sẽ có thêm lựa chọn dùng ảnh làm mật khẩu.
- Windows 8 sẽ có phần mềm antivirus tích hợp.
Hầu hết những khác biệt này sẽ không có ý nghĩa lắm với người dùng máy tính để bàn, nhưng chúng sẽ có những tác động rõ rệt lên các thiết bị di động mà thường có bộ nhớ và CPU có giới hạn.
Được Microsoft quảng cáo sẽ làm hài lòng mọi đối tượng khách hàng nhưng để nâng cấp hoặc cài mới Windows 8, máy tính của người dùng phải đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu do chính hãng công nghệ Mỹ khuyến cáo. Đây cũng là điều kiện gần như bắt buộc để quá trình sử dụng Windows 8 được “mượt mà” nhất.
- Bộ vi xử lý: CPU 1 GHz hoặc nhanh hơn.
- Bộ nhớ ngẫu nhiên Ram: 1 GB (với bản 32 bit) hoặc 2 GB (với bản 64 bít).
- Dung lượng ổ đĩa trống tối thiểu cho ổ cài đặt: 16 GB (với bản 32 bit) hoặc 20 GB (với bản 64 bit).
- Card đồ họa: hỗ trợ DirectX 9 và trình điều khiển đồ họa kiến trúc cho card màn hình trình WDDM (Windows Display Driver Model). Ngoài ra, để sử dụng các ứng dụng trên Windows Store, người dùng cần sở hữu một màn hình máy tính có độ phân giải tối thiểu 1024x768 pixel. Tuy nhiên Microsoft khuyên người dùng nên có độ phân giải 1366 x768 để có thể tận dụng hết sức mạnh của giao diện Metro đặc trưng.
Bên cạnh việc trang bị để hỗ trợ hoàn toàn cảm ứng, Windows 8 cũng như trước đây khi cung cấp đầy đủ các tùy chọn cho chuột và bàn phím. Microsoft cũng đã biến 4 góc màn hình của Windows thành 4 góc “ma thuật”, mà khi di chuyển con trỏ chuột đến đó sẽ kích hoạt 4 tính năng khác nhau của Windows, chẳng hạn như khi chuyển chuột đến 1 góc sẽ kích hoạt danh sách các chức năng điều khiển…
Chức năng Copy dữ liệu trên Windows 8 cũng đã được thiết kế lại, cho phép người dùng tạm ngừng quá trình sao chép khi cần thiết và trở lại sau này. Nếu gặp lỗi trong quá trình sao chép dữ liệu, người dùng có thể phục hồi và tiếp tục từ thời điểm bị lỗi.
Các ứng dụng trong Windows 8 sẽ giao tiếp và tương tác nhuần nhuyễn với nhau, chẳng hạn người dùng có thể dễ dàng chọn và gửi e-mail các hình ảnh từ những "không gian" khác nhau như Facebook, Flickr hoặc trong ổ cứng. Bên cạnh đó, OS gây ấn tượng với khả năng "roaming tức thì", tức người dùng có thể đồng bộ tất cả nội dung như hình ảnh, e-mail, lịch, danh bạ thông qua ứng dụng SkyDrive để truy cập trên bất kỳ trình duyệt nào.
Một điểm mới nữa trong Windows 8 là kho ứng dụng Windows Store, cho phép các nhà phát triển giới thiệu và kinh doanh ứng dụng trong khi người dùng sẽ tiếp cận phần mềm mới nhanh chóng hơn.
Microsoft nhấn mạnh Windows 8 chạy trên mọi thiết bị với mọi định dạng và kích cỡ, sử dụng chipset ARM hay x86 (x32 và x64). Nói cách khác, Windows 8 hoạt động trên một dải rộng sản phẩm từ máy tính bảng và laptop 10 inch tới những hệ thống "tất cả trong một" với màn hình HD kích cỡ lớn.
Windows 8 cũng tương thích với thiết bị phần cứng và chương trình đang hoạt động trên Windows 7 mà không cần điều chỉnh và đạt hiệu suất như người dùng mong đợi từ một chiếc máy tính.
II. Hướng dẫn cài đặt win8
1) Cài Windows 8 từ DVD
2) Hướng dẫn tạo ổ USB flash cài đặt Windows 8Đầu tiên, download file ảnh đĩa (định dạng. iso) của Windows 8 tại các topic sau:
- http://forum. bkav. com. vn/showthread. php?56106-Tai-ve-Windows-8-VL-All-in-one-duoc-lam-tu-cac-ban-nguyen-goc-Technet-va-MSDN-ra-mat-ngay-15-8-2012-
- http://forum. bkav. com. vn/showthread. php?54823-Windows-Windows-8-Final-x86-Ban-chinh-thuc-ra-mat-ngay-15-08-2012-Cap-nhat-thuong-xuyen
- http://forum. bkav. com. vn/showthread. php?54912-Tai-ve-Windows-8-RTM-chinh-thuc-tu-Microsoft
Lưu ý: nếu máy tính của bạn có dung lượng RAM lớn hơn 4GB, hãy sử dụng bản 64-bit để Windows có thể nhận diện và sử dụng đầy đủ bộ nhớ RAM. Ngược lại, sử dụng bản 32-bit là đủ.
Sau khi download, bạn sử dụng các phần mềm ghi đĩa để ghi file iso này vào đĩa DVD trắng (nếu máy tính của bạn có ổ đĩa ghi DVD)
Ngược lại, trong trường hợp không có ổ đĩa ghi DVD, bạn có thể sử dụng USB để khởi động và cài đặt Windows 8
Sau khi thiết lập BIOS và cắm USB hoặc bỏ đĩa DVD vào ổ đĩa, hệ thống sẽ tự khởi động từ 2 thiết bị này. Giao diện khởi động của Windows 8 sẽ được hiện ra.
Tại cửa sổ giao diện thuật sĩ cài đặt Windows 8, các bạn hãy chọn ngôn ngữ cài đặt (Language to install), định dạng thời gian (Time and currency format) và phương thức nhập bàn phím (Keyboard and input method).
Lưu ý: để sử dụng các Apps Metro ngoài màn hình Start như ứng dụng thời tiết, Windows Store, Đầu tư, tin tức từ RSS, trang cá nhân của người dùng, và tài khoản Windows Live, bản đồ, lịch, bằng ngôn ngữ tiếng việt thì khi bắt đầu cài tại mục (Time and currency format) nên chọn ngôn ngữ Việt Nam.
Nếu không muốn thì nhấn Next để tiếp tục.
Tiếp theo, các bạn hãy nhấn nút Install Now
ở đây mình sử dụng bản Windows 8 VL AIO 9 in one do mình tự làm. tiếp theo các bạn đánh dấu đồng ý vào trường “Accept the license terms ” và nhấn Next để tiếp tục
Ở bước tiếp theo thuật sĩ cài đặt Windows 8 sẽ đưa ra cho bạn 2 tùy chọn cài đặt: Upgrade – Nâng cấp và Custom – Tùy chọn. Nếu bạn muốn nâng cấp trực tiếp từ phiên bản Windows đang sử dụng lên Windows 8, hãy chọn Upgrade. Ở bài viết này mình sẽ chọn Custom (advanced).
Do tùy chọn cài đặt là Custom nên ở bước tiếp theo thuật sĩ cài đặt Windows 8 sẽ yêu cầu các bạn chọn phân vùng để cài đặt Windows 8, hãy chọn một phân vùng trống không chứa bất kỳ dữ liệu nào và có dung lượng trống tối thiểu là 20 GB để cài đặt. Trong trường hợp bạn cài đặt Windows 8 song song với Windows 7, một menu sẽ hiện ra cho phép người dùng chọn phiên bản hệ điều hành để sử dụng. Còn nếu cài đặt song song với Windows XP/Vista, quá trình sẽ tự động khởi động vào Windows 8. Các bạn nên dùng tùy chọn (drive options advanced) và fomat theo chương trình cài để có 1 môi trường tốt nhất.
Sau khi chọn xong, nhấn Next để tiếp tục.
Sau khi quá trình cài đặt kết thúc, máy tính của bạn sẽ tự khởi động lại.
Sau khi hoàn tất quá trình khởi động lại, giao diện thiết lập (cá nhân hóa) Windows 8 được hiện ra, hãy điền tên máy tính mà bạn muốn vào trường Name rồi sau đó nhấp chuột vào nút Next
Nếu bạn không phải là một chuyên gia máy tính hay là một người dùng có kinh nghiệm về Windows, hãy nhấn vào “Use express settings” ở bước thiết lập tiếp theo để chọn sử dụng các thiết lập mặc định của Windows 8 ở đây mình chọn Customize.
Tiếp theo, Windows 8 sẽ yêu cầu bạn đặng nhập vào tài khoản Windows Live ID của bạn để sử dụng. Nếu bạn không muốn sử dụng tính năng này, hãy nhấn vào mục “Sign in without a Micorosoft account” rồi sau đó chọn Local Account ở hộp thoại hiện ra sau đó.
Nếu bạn chọn Local Account, một hộp thoại yêu cầu bạn khai báo tên và mật khẩu để tạo tài khoản đăng nhập vào Windows 8 được hiện lên, hãy điền điền đủ thông tin vào các trường trong khung đăng ký.Trong trường hợp bạn mốn khởi động mà ko phải nhập mật khẩu thì chỉ cần nhập User name rồi sau đó nhấn Next.
Như vậy, bạn đã hoàn tất các bước của quá trình cài đặt Windows 8 và bắt đầu sử dụng và trải nghiệm hệ điều hành mới mẻ này.
Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt giao diện mặc định của Windows 8 không còn là màn hình Desktop như trước đây, mà thay vào đó là giao diện Metro hoàn toàn mới, với các biểu tượng có thể kéo và thả để thay đổi vị trí. Nếu muốn truy cập vào giao diện Desktop truyền thống, bạn nhấn vào mục Desktop trên giao diện Metro. Một điều đặc biệt đó là nút bấm Start quen thuộc trên Desktop đã không còn.
Để cho các icon quen thuộc như comfuter hay Users File ra Desktop các bạn làm như hình sau
Và kết quả sẽ là
Cửa sổ của Windows Explorer của Windows 8
3) Cài Windows 8 bằng tiện ích Cài nhanh NT6Một trong những phương pháp cài đặt Windows 8 thuận tiện nhất là sử dụng một ổ USB flash. Cầm theo một chiếc USB thì luôn dễ dàng hơn mang một đĩa DVD. Sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo một ổ USB flash để cài đặt Windows 8.
Windows 7 USB/DVD Download Tool Windows 7 USB/DVD Download Tool là một ứng dụng miễn phí từ Microsoft tương thích với bất kỳ phiên bản Windows nào kể cả hệ điều hành cho Server và các bản phân phối Linux.
• http://download. com. vn/system/other/13497_Windows-7-usb-dvd-download-tool. aspx
Người dùng có thể tải ứng dụng từ Microsoft Store và quá trình cài đặt rất dễ dàng. Cắm ổ USB dung lượng từ 4GB trở lên vào máy tính sau đó khởi chạy công cụ. Kích vào Browse và chọn file ISO Windows 8.
Tiếp theo, kích vào USB.
Sau đó chọn ổ USB flash muốn sử dụng.
Nhấn Begin copying và đợi trong khi ổ flash được định dạng và Windows 8 ISO được copy vào USB.
Sau khi hoàn tất, đóng ứng dụng.
Nếu bạn mở Computer, bạn sẽ thấy biểu tượng sau ở ổ USB.
Kích chuột phải vào ổ và chọn Eject.
Thông báo tháo phần cứng xuất hiện. Lúc này ta có thể tháo USB mà không sợ gặp bất cứ lỗi gì.
Bây giờ, bạn có thể sử dụng ổ USB mới này để cài đặt Windows 8 lên máy tính của mình. Đây là một cách tiện lợi để cài đặt OS trên một chiếc laptop hay netbook không có ổ đĩa DVD.
4) Cài Windows 8 từ USB hoặc ổ cứng trên môi trường Win7PENgoài cách cài thông thường trên các bạn cũng có thể cài Windows 8 từ ổ cứng hoặc usb bằng định dạng iso trên môi trường MiniXp hay mini Windows 7 (winpe) bằng tiện ích Cài nhanh NT6, ưu điểm của cách cài này các bạn ko phải burn đĩa, ko phải xả nén cài được cả Windows 8 x86 và Windows 8 x64 và thời gian cài nhanh hơn cách cài thông thường khoảng 1/3 thời gian chi tiết và hướng dẫn cách cài này các bạn tham khảo topic sau nhé:
• http://forum. bkav. com. vn/showthread. php?42631-Huong-dan-Cai-Win-7-Win-8-Beta-truc-tiep-tu-file-ISO
Một cách cài khác cũng hay và rất nhanh là cài Windows 8 từ ổ cứng hoặc usb trên môi trường Win7PE với định dạng file iso.
Các bước chuẩn bị
Các bạn tải về 1 bản WinPE 32 bit Mini Windows 7 Special Enterprise with Service Pack 1 (x86)
và file đính kèm 1 click toUSB & HDD của mình ở địa chỉ sau:
• http://forum. bkav. com. vn/showthread. php?45516-Portable-Mini-Win7-giao-dien-dep-nhu-Win-full-dung-luong-vua-phai-va-da-tinh-nang&highlight=
với các bạn cài Windows 8 64 bit hãy download 1 bản winPE 64 bit ở địa chỉ sau:
Mini Win7 64 bit (362Mb):
• Part1: http://www.mediafire.com/?b0em02bgm6mvxg0
• Part2: http://www.mediafire.com/?3nsd3wcqosetw2t
• Part3: http://www.mediafire.com/?lt5ha5krnidcnf3
password: anhdv
và file LK1click v2 dành tạo boot cho usb &HDD trên nền Windows 64 bit ở địa chỉ sau (link MF pass là Langkhach):
• http://www.mediafire.com/file/5k9td6...b/LK1Click.zip
Nhớ đọc kỹ hướng dẫn tạo boot cho usb và hdd nhé.
Cách cài
Sau khi đã tải về được bản winpe và tạo boot cho usb hoặc hdd xong bạn bắt đầu boot vào win7PE. Trên môi trường Winmini này bạn truy xuất vào usb hay hdd có chứa file iso Windows 8 mà các bạn tải về trước đó
Tiếp theo các bạn trỏ tới file ISO của Windows 8 Setup, tạo ổ ảo.
Ở đây mình tạo thêm một ổ ảo mới, nên ổ mới sẽ nhận tên là H:
Chỉ cần các bạn vào ổ ảo H này rồi chạy file setup.exe
Quá trình cài đặt hoàn toàn bình thường (y hệt như trên DVD Setup phía trên). Các bạn chú ý là có cả tuỳ chọn Drive Options, cho phép format lại phân vùng hệ thống theo chuẩn NTFS của Windows (rất quan trọng). Các bạn nên format theo chuẩn này mỗi khi cài mới Windows 8 (có thể quick format cũng được).
5) Cài Windows 8 trên phân vùng khác của HDD, dùng grub4dos trỏ tới
Các bước chuẩn bị
Đầu tiên các bạn nên tải file sau về được 3 file là grldr; BootiCE; menu.lst
Link download
• http://www. mediafire. com/?jrb282j7h2nztco
Tiếp theo là cắm usb vào máy tính rồi copy 2 file là menu.lst & grldr vào thư mục gốc của usb
Trong file menu.st này mình đã cấu hình sẵn lệnh chạy cài đặt Windows 8 rồi còn các bạn có sẵn usb có khả năng boot rồi thì chỉ cân thêm đoạn code sau vào menu.lst
Cách thêm như sau
Mở menu.lst bằng tiện ích noterpad có sẵn trên Windows rồi copy đoạn code sau dán vào (ở đầu hay cuối đều được nhưng phải cách các code khác khoảng một dòng).
title Windows 8 Setup (Loads BOOTMGR)
find --set-root /bootmgr
chainloader /bootmgr
Tiếp theo các bạn ra ngoài chạy file BootiCE để tạo MBR cho usb có khả năng boot
Các bạn vào phân vùng khác của Windows bạn đang sử dụng copy và xả nén bộ cài Windows 8 vào thư mục gốc của phân vùng đó ví dụ ổ D: hay E: đều được (Lưu ý là phải thư mục gốc của phân vùng đó) ở đây mình xả nén vào phân vùng D:
Xong xuôi các bạn khởi động lại máy tính rồi vào setup bios chỉnh ưu tiên khởi động từ usb
Tiếp tục bạn sẽ thấy màn hình menu boot như sau
Các bạn chọn dòng title Windows 8 Setup (Loads BOOTMGR) để bắt đầu cài đặt và giao diện của trình cài đặt Windows 8 hiện ra hệt như bạn cài trên DVD vậy.
III. Nâng cấp lên Windows 8
PC nào có thể nâng cấp lên Windows 8? Nâng cấp bằng hình thức nào, chi phí nâng cấp bao nhiêu, có những phiên bản Windows 8 nào...? Bạn có thể tìm lời giải đáp dưới đây.
1) Phiên bản nào của Windows có thể nâng cấp lên Windows 8?
2) Lý do nâng cấp lên Windows 8Theo trang blog Microsoft, máy tính chạy Windows XP, Vista, Windows 7 đều có thể nâng cấp lên Windows 8 Pro.
Chi phí nâng cấp?
Nếu mua máy tính cài đặt Windows có bản quyền trước 2/6/2012, bạn có thể tải về bản nâng cấp từ Microsoft với giá 39,99 đô la Mỹ (~ 800 ngàn đồng). Mua máy tính mới, không cài đặt Windows 8, trong khoảng thời gian từ 2/6/2012 – 31/1/2013, bạn có thể tải về bản nâng cấp Windows 8 Pro với mức giá 14,99 đô la Mỹ (~ 300 ngàn đồng).
Khi nâng cấp, cần tải về bản nâng cấp hay mua đĩa DVD cài đặt?
Microsoft cung cấp tùy chọn: bộ nâng cấp Windows 8 Pro dưới dạng đóng gói có giá 69,99 đô la Mỹ (~ 1,4 triệu đồng) và tải về bản nâng cấp. Nếu chọn tải về bản nâng cấp, bạn có thể tự ghi ra đĩa DVD hoặc tùy chọn mua đĩa DVD với phí trả thêm 15 đô la Mỹ (~ 300 ngàn đồng).
Khi nâng cấp, các tập tin cũ trên hệ thống sẽ như thế nào?
Tùy thuộc vào phiên bản Windows: Nếu nâng cấp từ Windows 7 lên Windows 8, tất cả thiết lập Windows, ứng dụng và tập tin cá nhân (personal files) đều được giữ lại. Nếu nâng cấp từ Windows Vista chỉ thiết lập Windows và tập tin cá nhân được giữ lại. Khi nâng cấp từ Windows XP chỉ tập tin cá nhân giữ lại.
Khi nâng cấp, phần cứng, phần mềm cũ sẽ ra sao?
Nếu nâng cấp từ Windows XP, Windows Vista, bạn phải cài đặt lại ứng dụng. Hầu hết ứng dụng hoạt động trên Windows 7 sẽ hoạt động trên Windows 8. Để chắc chắn, bạn nên truy cập trang web Microsoft, dùng công cụ “kiểm tra tính tương thích” để kiểm tra sự tương thích các ứng dụng, phần cứng hiện có trên máy tính với Windows 8.
Bạn đang đắn đo nâng cấp lên Windows 8 để có những trải nghiệm người dùng mới với nhiều tính năng tiên tiến, nhưng Windows 7 hiện vẫn hoạt động ổn định? Những lý do sau giúp bạn "tự tin" hơn trong việc ra quyết định.
Hiệu năng
Bạn đang dùng Windows XP thì chuyển sang dùng Windows 8 là việc nên làm. Nếu đang dùng Windows 7, có nhu cầu hiệu năng hoạt động cao thì việc nâng cấp lên Windows 8 là cần thiết.
Theo kết quả đánh giá, so sánh của tạp chí PCWorld, bản Windows 8 hoạt động nhanh hơn - đôi khi nhanh hơn rất nhiều - so với Windows 7. Windows 8 khởi động nhanh hơn, vượt qua bài kiểm tra WorldBench 7 xuất sắc hơn, và cho thấy hiệu suất rất tốt khi duyệt web. Chỉ trong bài thử nghiệm hiệu suất thực thi các ứng dụng văn phòng, Windows 8 mới chịu thua Windows 7. Tuy nhiên, Nhóm thử nghiệm cho rằng phiên bản chính thức của Windows 8 sẽ có hiệu suất hoạt động được cải thiện hơn.
Giá và quá trình nâng cấp
Người dùng mua máy tính Windows 7 bản quyền kể từ ngày 2/6/2012, có thể đăng ký để nâng cấp bản quyền lên Windows 8, với mức giá ưu đãi 15 USD (~ 315. 000 đồng). Với người dùng Windows XP, Vista hay Windows 7, nâng cấp lên Windows 8 Pro chỉ tốn 40 USD (~ 840. 000 đồng).
Khi mua hệ điều hành Windows 8 trực tuyến, Microsoft sẽ cung cấp “trình trợ giúp nâng cấp” hướng dẫn người dùng qui trình tải, cấu hình và cài đặt. Trình trợ giúp này cũng thông báo cho người dùng biết khi có bất kỳ ứng dụng hay thiết bị nào không tương thích.
Tùy thuộc vào hệ điều hành đang chạy trước khi nâng cấp, bạn có thể chuyển các thành phần khác nhau vào Windows 8 Pro như các thiết lập Windows, các tập tin cá nhân cùng các ứng dụng. Máy tính cài Windows Pro 8 có thể hạ cấp xuống Windows 7 Professional (hoặc Vista Business), và khi nâng cấp trở lại lên Windows 8 thì không phải trả thêm tiền.
Đám mây
Khi bạn đăng nhập vào Windows 8, sử dụng tài khoản Microsoft, các ứng dụng và thiết lập sẽ đồng bộ với đám mây. Khi bạn đăng nhập vào máy tính khác chạy Windows 8, các thiết lập này sẽ được tải về giúp bạn thuận tiện trong việc sử dụng. Máy tính chạy Windows 8 dự kiến sẽ được cài đặt trước các ứng dụng và dịch vụ đám mây như Microsoft Account, SkyDrive, Mail, Calendar, People (danh bạ), Messaging và Photos/Videos.
Tính năng Refresh, Reset
Refresh PC và Reset PC là hai tính năng mới trong Windows 8 giúp bạn nhanh chóng sửa các lỗi hệ thống bằng cách đưa Windows 8 trở về trạng thái ban đầu. Điểm khác biệt của 2 tính năng này: Refresh PC sẽ giữ lại các thông tin người dùng, thiết lập cấu hình, các ứng dụng theo phong cách Modern UI, trong khi Reset PC sẽ xóa tất cả.
Tính năng Storage Spaces
Storage Spaces cho phép nhóm nhiều ổ đĩa vật lý thành một ổ đĩa, chỉ hiển thị với một tên ổ đĩa (drive letter). Nếu chẳng may một ổ cứng bị lỗi, phần mềm hệ thống RAID (software-based RAID system) sẽ giúp bảo vệ và khôi phục lại dữ liệu. Với Windows 8, không gian lưu trữ không còn bị giới hạn, khi dung lượng lưu trữ hết, bạn chỉ cần gắn thêm ổ cứng khác và tiếp tục sử dụng. Quá trình lưu trữ cũng thuận tiện và an toàn hơn so với Windows 7.
Tính năng File History
Windows 8 trang bị nhiều công cụ mới bảo vệ an toàn dữ liệu tránh các sự cố xóa nhầm, hư hỏng… File History sẽ định kỳ quét tập tin lưu trong các thư mục Libraries, Desktop, Favorites, Contacts nhằm xác định các thay đổi. File History lưu một bản sao các tập tin đã thay đổi vào thư mục mà bạn chọn. Bạn có thể dễ dàng theo dõi toàn bộ lịch sử thay đổi tập tin, “quay ngược thời gian” các thay đổi không mong muốn khi cần.
IV. Hạ cấp Windows 8
Một điều mới nghe tưởng như vô lý nhưng lại rất hữu ích là Microsoft sẽ cho phép những người dùng Windows 8 Pro hạ cấp chạy với hệ điều hành Windows cũ hơn, nếu như họ cảm thấy không hài lòng máy tính cài Windows Pro 8 có thể hạ cấp xuống Windows 7 Professional (hoặc Vista Business), và khi nâng cấp trở lại lên Windows 8 thì không phải trả thêm tiền.
Theo thỏa thuận cấp phép hệ điều hành, Microsoft sẽ cho phép người dùng Windows 8 Pro hạ cấp các PC mới của họ xuống Windows 7, Vista. Không có gì đáng ngạc nhiên khi người sử dụng không thể hạ cấp xuống Windows XP Professional vì tuy vẫn còn được sử dụng nhưng dự kiến Windows XP sẽ nghỉ hưu vào năm tới.
Quyền hạ cấp - cho phép khách hàng thay thế miễn phí phiên bản Windows mới hơn bằng phiên bản cũ hơn, chỉ có trong Windows 8 Pro. Điều này phù hợp với thực tế trước đó. Ví dụ, chỉ có Windows 7 Professional được cấp quyền hạ cấp.
"Thay vì sử dụng Windows Pro 8, bạn có thể sử dụng một trong những phiên bản cũ hơn sau đây: Windows 7 Professional hoặc Windows Vista Business", theo thỏa thuận cấp phép phần mềm của phiên bản Windows 8 Pro. Windows 8 Pro sẽ được các nhà sản xuất máy tính (OEM) cài đặt trên những PC mới.
Không giống như người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp nhỏ, các công ty lớn có thỏa thuận cấp phép doanh nghiệp (như Software Assurance chẳng hạn) được phép hạ cấp từ bất kỳ phiên bản Windows nào xuống bất kỳ phiên bản nào trước đó.
Theo truyền thống, quyền hạ cấp chỉ có trên các bản OEM của Windows - các bản được nhà sản xuất cài sẵn trên máy tính mới. Có vẻ như việc này không thay đổi với Windows 8, vì thỏa thuận cấp phép phần mềm cho phiên bản bán lẻ của Windows 8 Pro bỏ qua phần hạ cấp.
Như với quyền hạ cấp trước đó, khách hàng tự phải kiếm đĩa cài đặt hệ điều hành cũ hơn. Tuy nhiên, trừ khi Microsoft thay đổi chính sách, các nhà sản xuất OEM sẽ có thể hạ cấp PC mới cài Windows 8 Pro xuống Windows 7 Professional/Visa Business tại nhà máy. Đến cuối tháng 10/2014 (tức là 2 năm sau khi Windows 8 ra mắt), các nhà sản xuất máy tính vẫn có thể tiếp tục bán PC cài Windows 7.
Bình thường, nếu khách hàng muốn nâng cấp lên Windows 8 sẽ phải trả tiền cho việc nâng cấp. Nhưng nếu bạn mua PC với Windows Pro 8, hạ cấp xuống Windows 7 Professional (hoặc Vista Business) thì khi nâng cấp trở lại lên Windows 8, bạn sẽ không phải trả tiền cho việc nâng cấp.
Tuy nhiên, việc tự hạ cấp sẽ phức tạp hơn với Windows 8, vì trước hết người sử dụng phải chuyển về chế độ khởi động PC với BIOS thay vì UEFI. Theo mặc định, Windows 8 sẽ sử dụng chế độ UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) khởi động trên PC mới để kích hoạt một số tính năng mới, trong đó có cả Secure Boot.
V. Những tính năng mới của Windows 8
Khi cài hoặc nâng cấp xong, bạn sẽ thấy ngạc nhiên về những tính năng mới của Windows 8. Và sau đây là những tính năng chưa từng có trên Windows 7 của Windows 8.
Khởi động nhanh
Như chúng ta đã biết mỗi phiên bản mới của Windows đều hứa hẹn có cải tiến về thời gian khởi động. Và lời hứa đó đã thực hiện ở Windows 8.
Thời gian khởi động Windows 7 trên Dell Inspiron 1090 là 48 giây, còn đối với Windows 8 chỉ mất có 9 giây – nhanh hơn gấp 5 lần so với Windows 7.
Đăng nhập không cần mật khẩu
Nếu bạn không muốn nhớ quá nhiều mật khẩu, thì tin tốt là Windows 8 đưa ra một lựa chọn mới để đăng nhập đó là mật khẩu bằng hình ảnh.
Bạn có thể đăng nhập bằng một bức ảnh. Đầu tiên, bạn chọn một bức ảnh rồi nhấp chuột vào ba điểm tùy thích và ghi nhớ kỹ ba vị trí này. Sau này, bạn sẽ phải nhấp chính xác vào ba điểm đó trên ảnh để đăng nhập. Vì vậy nếu bạn chọn hình ảnh một ngôi nhà, bạn có thể nhấn vào 3 điểm ở trên mái, cửa sổ, và cửa trước, hoặc bạn có thể vẽ phác họa mái nhà, sau đó đến của sổ và cửa trước. Windows sẽ nhớ các cử chỉ của bạn và sẽ không cho phép ai đăng nhập vào sau đó nếu không nhắc lại được các hành động đó.
Tính năng này rất đặc biệt, tuy nhiên bạn cũng có thể đăng nhập theo cách thông thường bằng các chữ cái.
Màn hình có nhiều tùy chỉnh
Giao diện Metro Windows 8 không có những shortcut tĩnh cho các chương trình. Thay vào đó, bạn sẽ có những tiêu đề mà bạn có thể thay đổi kích thước tùy thuộc vào tầm quan trọng của ứng dụng và có thể tổ chức thành các nhóm phù hợp với nhu cầu.
Và những tiêu đề này không chỉ dùng để mở các ứng dụng. Chúng có thể hiển thị thông tin của những ứng dụng đó, vì vậy nếu có một thông tin gì đó hấp dẫn vừa mới xuất hiện trên feed RSS mà bạn đang xem, bạn sẽ nhìn thấy nó ngay sau đó.
Đồng bộ hóa các cài đặt
Tất nhiên, với màn hình Metro có nhiều chức năng như vậy, bạn có thể cài đặt theo cách mà bạn muốn. Nếu bạn có nhiều thiết bị chạy Windows 8, bạn chỉ phải thực hiện cài đặt trong một lần vì bạn có thể đồng bộ hóa các ứng dụng Metro, các cài đặt và lịch sử ứng dụng (cũng như các chi tiết đăng nhập cho các ứng dụng và các trang web) trên tất cả các thiết bị một các hoàn toàn tự động.
Tự động đóng ứng dụng
Windows trước đó thường để bạn tự quản lý các chương trình mà bạn đang sử dụng. Vì vậy bạn có thể mở bao nhiêu ứng dụng tùy thích và hệ thống sẽ bị chậm khi bị hết RAM hoặc bị treo máy.
Windows 8 đã thay đổi tình trạng đó. Nếu thiết bị của bạn đang còn quá ít tài nguyên thì nó sẽ đóng bất cứ chương trình nào mà bạn không sử dụng trong một thời gian nhất định. Đừng lo lắng, tình trạng của các ứng dụng này sẽ được lưu lại trước khi đóng vì vậy bạn sẽ không bị mất dữ liệu.
Tự động sao lưu dữ liệu
Windows 8 có một tính năng File History (Lịch sử Tệp tin) rất dễ sử dụng, nó có thể tự động sao lưu những thư mực mà bạn thích với tần suất tùy theo cài đặt của bạn.
Tính năng này có thể trở thành một tính năng sao lưa hệ thống hoàn hảo sang một ổ cứng. File History có thể sao lưu những tài liệu và hình ảnh sang USB flash. Bạn chỉ cần cắm ổ cứng vào thiết bị vài ngày một lần, tính năng này sẽ tự động tìm kiếm và sao lưu những tệp tin mà bạn muốn sao lưu lại.
Trước khi sử dụng được chức năng này theo cách mà bạn muốn về loại tệp tin và tần suất sao lưu bạn phải cài đặt trong phần Control Panel ====> All Control Panel Items ====> File History.
Tải về an toàn hơn
Bộ lọc SmartScreen của Internet Explorer mới là một công nghệ rất hữu ích có thể kiểm tra các nội dung sắp được tải về để ngăn chặn các dữ liệu của các trang có nhiễm độc và các chương trình nguy hiểm, bộ lọc này sẽ chặn tệp tin nếu như tệp tin đó có mã độc. Trước đây bộ lọc này chỉ có trên IE nhưng SmartScreen của Windows 8 sẽ được sử dụng cho toàn hệ thống, vì vậy bạn sẽ có thêm một lớp bảo vệ cho tất cả những trình duyệt mà bạn đang sử dụng.
Tạm dừng sao chép các tệp tin
Một khi bạn bắt đầu sao chép tệp tin Windows, thường bạn phải chờ đợi cho đến khi sao chép xong. Bảng thông báo File Copy mới có một nút tạm dừng “Pause” nhỏ, vì vậy nếu bạn cần làm gì đó bạn có thể tạm dùng hoạt động sao chép và khi xong việc, bạn click nút tiếp tục “Resume”.
Sửa lỗi dễ dàng hơn
Nếu PC của bạn chạy có vấn đề, bạn thường cài đặt lại. Đầu tiên là bạn phải tìm đĩa Windows và chú ý tới các tùy chọn cài đặt để đảm bảo chọn đúng thứ mình cần.
Windows sẽ cung cấp cho bạn một công cụ "Refresh your PC" (Control Panel ==> General). Bạn vẫn cần phải cài đặt lại Windows nhưng không cần đĩa và không phải để ý tới các tùy chọn phức tạp, và thậm chí là không phải chờ đợi lâu để cài đặt xong. Các vấn đề sẽ nhanh chóng được sửa chữa.
Chạy các hệ điều hành khác
Nếu trong một lúc nào đó, bạn vẫn cảm thấy thích dùng Windows 7, thì bạn vẫn có thể thực hiện được mong muốn đó. Vì Windows 8 sử dụng nền tảng ảo Client Hyper-V của Microsoft cho phép bạn cài đặt các hệ điều hành vào trong các máy ảo và chạy chúng trên màn hình.
Không chỉ có Metro
Trước tiên, hãy xem xét một số ứng dụng tích hợp trong Windows 8 mà cải thiện so với những bản phát hành trước đó. Giao diện Metro và Microsoft store được chăm chút tương đối kỹ lưỡng nhưng những khía cạnh khác có thể quan trọng hơn với người dùng đang muốn cập nhật hệ điều hành. Người dùng PC muốn biết mất tiền nâng cấp có mang lại hiệu năng cải thiện hơn và nhiều tính năng mới hơn hay không. Dưới đây là một số cải tiến trong Windows 8:
- Tiêu thụ ít bộ nhớ hơn: Windows 8 khai thác bộ nhớ hiệu quả và yêu cầu ít bộ nhớ hơn khi chạy. Điều này rất quan trọng đối với những hệ thống như các Ultrabook thường kèm sẵn RAM 4GB và không có khả năng nâng cấp thêm và một số loại phải cấp bộ nhớ cho xử lý đồ họa.
- Hiệu năng sử dụng cao hơn: Windows 8 và các hệ thống con nền tảng trong nó tiêu thụ ít tài nguyên CPU hơn những bản trước đó. Điều đó rất quan trọng với thiết bị bỏ túi và máy tính bảng, những thiết bị mà hiệu năng CPU thấp hơn những máy dòng cao.
- Yêu cầu không gian lữu trữ giảm: Khi ổ đĩa trạng thái rắn dần trở nên phổ biến thì không gian ổ đĩa lưu file người dùng sẽ được đảm bảo.
- Tích hợp HyperV: Cải tiến này mang tính quyết định với những doanh nghiệp phụ thuộc vào các VM để chạy các ứng dụng trong một thế giới mà mọi người muốn mang thiết bị riêng của họ đi làm.
- Tích hợp Sky-Drive: Lưu trữ đám mây bây giờ là một bộ phận của hệ điều hành.
- Cải thiện tính năng hỗ trợ đa màn hình: Trong số những tính năng của Windows 8 thì quản lý nhiều màn hình là khả năng mới cho phép điều chỉnh và cài đặt vị trí của thanh task bar.
Hầu hết những khác biệt này sẽ không có ý nghĩa lắm với người dùng máy tính để bàn, nhưng chúng sẽ có những tác động rõ rệt lên các thiết bị di động mà thường có bộ nhớ và CPU có giới hạn.
Những cải tiến trong ứng dụng
Nhiều người dùng Windows phê phán tính năng hạn chế trong những bản thử nghiệm trước gồm cả những ứng dụng Metro. Bản phát hành mới nhất có nhiều ứng dụng như Music, Mail, Video và News.
Ứng dụng Mail
Ứng dụng Mail Metro vẫn được gắn mác “App preview” chưa hoàn toàn đầy đủ tính năng. Chẳng hạn như, mặc dù bạn có thể dễ dàng thiết lập tài khoản Hotmail, Gmail và Exchange, nhưng nó không thể xử lý POP hay IMAP. Kết quả là, ta có thể cấu hình hai tài khoản Gmail nhưng không phải một tài khoản Yahoo mail riêng tư. Người dùng có thể xem tất cả mail một lúc. Do nó hành xử tương tự như những ứng dụng mail trên một smartphone nên người dùng sẽ không thấy toàn bộ lược sử mail theo mặc định. Tuy nhiên, có thể thay đổi thiết lập lược sử nếu thích. Giao diện gọn ghẽ hơn và đổi tên tài khoản rất dễ dàng.
Ứng dụng nhạc và video
Ứng dụng nhạc và video nhìn sơ qua giống như những ứng dụng anh em chạy trên Xbox 360 và trên thực tế vẫn là cùng một đội phát triển viết chúng. Cả hai đều phát nội dung cục bộ và hỗ trợ quá trình mua nhạc hay video trực tuyến. Nếu bạn đã có Zune Pass, bạn sẽ rất vui khi biết rằng nó được chuyển vào ứng dụng nhạc Metro.
Các ứng dụng News, Finance and sports
Những ứng dụng tin tức, tài chính, thể thao có giao diện người dùng thân quen. Ảnh trông đặc biệt to hơn, những bài báo hiện ra rõ ràng, có định dạng cột và hiển thị ở độ phân giải cao. Độ phân giải khuyến cáo tối thiểu là 1366x768 nhưng màn hình Windows 8 Start và các ứng dụng Metro đi kèm sẽ trông tuyệt vời hơn ở những mức phân giải cao hơn.
Ứng dụng xem ảnh
Ứng dụng xem ảnh cho phép hiển thị những bức ảnh trên máy. Nhưng nó cũng kết hợp với các dịch vụ truyền thông xã hội như Facebook và Flickr. Ứng dụng để bạn nhóm nhiều ảnh dễ dàng trong một thư mục hoặc dịch vụ để tạo slideshow, nhưng không có cách rõ rệt nào để tạo một slideshow từ nhiều nguồn. Các bức ảnh được định lại từ những tấm hình lớn hơn trông khá đẹp và hiển thị rõ ràng, nhưng lại được lưu ở những vị trí khác nhau.
Ứng dụng liên lạc
Ứng dụng liên lạc đóng vai trò như một danh sách liên lạc cục bộ. Bạn có thể trỏ nó tới tài khoản mail và tải khoản mạng xã hội. Ý tưởng là giữ những liên lạc ở bất kỳ môi trường nào chúng tồn tại nhưng cũng có thể liên lạc với những người dùng thông qua nhiều ứng dụng khác nhau.
Ứng dụng hỗ trợ những liên lạc trên Facebook, Twitter, Linkedln và Google rất tốt. Ngoài ra còn hỗ trợ Exchange và Hotmail nhưng không thể thêm những liên lạc Yahoo.
Những cải tiến trên màn hình khởi động
Microsoft kỳ công tách màn hình Start khởi những ứng dụng Metro kèm theo. Mục tiêu của màn hình Start là để tạo một trải nghiệm người dùng thống nhất trên cả máy bàn, laptop, máy tính bảng và smartphone. Thậm chí, thiết kế cải thiện đáng kể trải nghiệm tổng thể cho người dùng PC.
Microsoft đã cung cấp cho PCWorld một siêu máy tính bỏ túi Samsung Series 9 vì vậy chúng ta có thể làm việc cùng Windows 8 trong một môi trường tối ưu. Thay đổi chính nằm ở touchpad, hiện có khả năng dò biên (edge detection). Việc này cho phép bạn sử dụng touchpad như một giao diện ảo trong màn hình Start. Ví dụ như, di chuyển trên touchpad từ gờ phía bên phải làm hiện thanh tiện ích (charm bar) phía bên phải màn hình.
Trượt từ phía bên trái trackpad cho phép chuyển đổi giữa các ứng dụng hoạt động. Bạn có thể cuộn qua nhiều trang Start menu bằng cách miết sang trái hoặc phải bằng hai ngón tay.
Ngoài ra, chuột và bàn phím cũng được cải thiện hơn. Việc di chuyển con trỏ chuột tới các góc giúp mang lại nhiều tính năng khác nhau. Di chuyển con trỏ lên góc trên bên phải hay góc dưới bên phải làm hiện thanh tiện ích. Di chuyển lên trái làm hiện popup nhỏ cửa sổ đóng gần đây, trượt xuống làm hiện ra danh sách trực quan những ứng dụng đang hoạt động. Di chuyển con trỏ xuống trái và kích chuột sẽ giúp bạn quay về màn hình Start.
Microsof thích ý tưởng lấy màn hình Start là trang chủ của Windows 8. Từ đó, một vài động tác với chuột hoặc phím tắt sẽ cho phép bạn đến bất cứ đâu mình muốn. Nếu cần truy cập những chức năng phổ thông trên Start menu cũ, kích chuột phải vào góc dưới bên trái để bật danh sách Power User. Bạn còn có thể thay đổi danh sách này, mặc dù Microsoft không chính thức hỗ trợ hoặc đưa ra phương pháp cho việc đó.
Internet Explorer 10 và Flash
Có lẽ, bổ sung gấy tranh cãi nhất là sự tích hợp Adobe Flash vào IE 10. Tương thích với Flash 11. 3, Microsoft đã tích hợp Flash trực tiếp vào engine IE, tức đây không phải một plugin. Mục tiêu có thể không phải để chạy tất cả những gì là Flash mà để hỗ trợ những nội dung chủ đạo để cải thiện trải nghiệm người dùng. Cuối cùng, Microsoft đang tạo ra một danh sách trắng (white list) những website được hỗ trợ mặc dù công ty không tiết lộ kích thước danh sách. Flash tích hợp loại trừ một số tính năng của Flash như, những loại thực đơn nhất định và quảng cáo Flash.
Khi truy cập trang chủ của Disney, video và hoạt cảnh hiển thị rõ ràng và âm thanh phát chuẩn xác. Chơi Flash game trên website Armor Games tốt.
Tất nhiên, Windows 8 đã có những cải tiến rõ rệt kể từ khi phát hành bản Consumer Preview nhưng vẫn còn đó một số hạn chế. Ứng dụng Mail vẫn thiếu một số tính năng và màn hình khởi động sẽ tiếp tục gây ra nhiều tranh cãi. Nhưng trên hết, phiên bản sử dụng tốt hơn những bản Windows quá khứ. Dù những cải tiến này có đủ để làm những người khó tính nhất thay đổi ý kiến hay không thì vẫn là một câu hỏi ngỏ, nhưng bản Build 9200 thực sự là một bược tiến lớn.
VI. Những thủ thuật hữu ích
Windows 8 đã có những thay đổi đáng kể về tính năng và giao diện đồ họa so với các phiên bản Windows trước đây. Nhưng cũng chính những thay đổi đột ngột này lại khiến người dùng cảm thấy bối rối khi sử dụng. Dưới đây là một số thủ thuật đơn giản trong Windows 8 mà người dùng nên biết nếu thực sự muốn làm chủ hệ điều hành mới mẻ này.
1) Phân biệt tài khoản cục bộ và tài khoản Microsoft trên Windows 8
Windows 8 được tích hợp nhiều dịch vụ của Microsoft hơn các phiên bản Windows trước đây. Khi tạo một tài khoản người dùng trên máy tính, bạn sẽ được đề nghị sử dụng một tài khoản Microsoft. Tài khoản này khác với tài khoản cục bộ thường thấy. Bài viết sẽ giải thích sự khác nhau giữa hai loại tài khoản này và chức năng của chúng trên Windows 8.
Tài khoản Microsoft mang đến những tính năng đồng bộ vô cùng hữu ích ngay cả với người dùng máy bàn. Tuy nhiên, người dùng máy bàn không bắt buộc phải sở hữu một tài khoản Microsoft và có thể tiếp tục sử dụng một tài khoản cục bộ trên máy mà không gặp bất cứ vấn đề gì.
Tài khoản Microsoft là gì?
Tài khoản Microsoft là cách gọi mới của hệ các tài khoản trực tuyến của Microsoft trước đây là Windows Live ID, Microsoft Passport và Microsoft Wallet…
Nếu đã từng đăng ký một tài khoản Hotmail hay Windows Live ID thì đó chính là một tài khoản Microsoft. Tài khoản Microsoft hiện tại cũng khả dụng cho các dịch vụ của Microsoft, bao gồm Xbox Live, Windows Phone và Zune.
Mặc dù hầu hết các tài khoản Microsoft sẽ gắn với một địa chỉ email @hotmail. com, @outlook. com hay @live. com nhưng bạn cũng có thể tạo một tài khoản Microsoft gắn liền với bất cứ địa chỉ email nào. Chẳng hạn như, tài khoản Microsoft liên kết với địa chỉ Gmail (@gmail. com).
Lợi ích từ việc sử dụng tài khoản Microsoft
Khi sử dụng một tài khoản Microsoft, người dùng sẽ được đồng bộ hóa một số thiết lập trên PC giữa các máy tính khác nhau của mình. Các tùy chọn điều khiển thiết lập đồng bộ nằm trong ứng dụng PC Settings. DI chuột tới góc dưới cùng hay trên cùng bên phải màn hình, chọn Settings charm và chọn More PC Settings cuối khung Settings để mở thiết lập.
Có rất nhiều thiết lập ở đây như App settings chỉ áp dụng cho các ứng dụng phong cách Metro trước đây. Các tùy chọn đồng bộ khác, như hình đại diện, hình nền và cấu hình thanh tác vụ rất hữu dụng cho người dùng sở hữu nhiều máy tính chạy Windows. Sau khi thiết lập Windows cho một máy, những thiết lập đó sẽ được đồng bộ giữa tất cả những máy tính được đăng nhập bằng tài khoản Microsoft. Ngoài ra, mật khẩu cũng có thể được đồng bộ.
Người dùng có thể truy cập Windows Store bằng một tài khoản cục bộ nhưng sẽ phải đăng ký một tài khoản Microsoft nếu muốn tải ứng dụng. Mặc dù Windows Store chỉ cho phép tải về các ứng dụng Metro nhưng nếu bạn chỉ sử dụng các ứng dụng Desktop thì hạn chế này sẽ không gây ảnh hưởng gì.
Rất nhiều ứng dụng Metro sẽ không hoạt động trừ khi người dùng đăng nhập bằng tài khoản Microsoft. Nếu đang sử dụng một tài khoản cục bộ, bạn sẽ phải đăng ký một tài khoản Microsoft nếu muốn sử dụng các ứng dụng kèm theo như Mail, Calendar, People, Messaging và SkyDrive.
Chọn tài khoản Microsoft hay tài khoản cục bộ?
Bạn có thể chuyển qua lại giữa 1 tài khoản Microsoft và một tài khoản cục bộ từ ứng dụng PC Settings. Sử dụng tùy chọn Switch to a local account hay Switch to a Microsoft account dưới phần username.
Ngoài ra, ta cũng có thể bổ sung thêm người dùng thông qua tùy chọn Add a user. Mỗi tài khoản phụ được bổ sung có thể là một tài khoản Microsoft hay tài khoản cục bộ.
Kích vào đường link More account settings online để quản lý các thiết lập bảo mật của tài khoản Microsoft trong trình duyệt web.
Để tạo một tài khoản cục bộ, sử dụng đường dẫn Sign in without a Microsoft account nằm cuối hộp thoại Add a user.
Sau khi nhấn vào đường dẫn này, bạn sẽ phải kích lại vào tùy chọn Local account. Ngay cả sau khi nhấn vào Sign in without a Microsoft account, tùy chọn Microsoft account vẫn được bôi đậm. Microsoft rõ ràng là muốn bạn tạo một tài khoản Microsoft để sử dụng Windows 8 hơn là một tài khoản cục bộ.
Tài khoản cục bộ có thể được dùng bình thường sau khi được tạo. Bạn sẽ thấy hạn chế khi cố gắng đồng bộ thiết lập, tải ứng dụng Metro từ Windows Store hay sử dụng những ứng dụng Metro nhất định yêu cầu tài khoản Microsoft.
2) Thay đổi chương trình mặc định trên Windows 8
3) Thiết lập và sử dụng ứng dụng Remote Desktop trong Windows 8Windows 8 chọn những chương trình mặc định để phát những file được hỗ trợ. Nhưng nếu bạn muốn sử dụng chương trình khác để mở file mặc định thì sao? Đây là cách thay đổi chương trình mặc định.
Windows có một tập các chương trình để hệ điều hành sẽ luôn sử dụng mặc định khi bạn mở những loại file nhất định. Phim chẳng hạn, được mở bằng ứng dụng Videos mới trên Windows 8. Ứng dụng khá tốt, nhưng có thể bạn muốn sử dụng một chương trình khác, như VLC Media Player.
Để thay đổi chương trình mặc định, kích chuột phải vào file người dùng muốn mở và chọn Open with ====> Choose default program.
Một hộp thoại mới mở ra, với giao diện kiểu Metro (kỳ lạ là nó được mở trong giao diện Desktop truyền thống) để ta có thể chọn chương trình muốn đặt mặc định. Tích vào hộp User this app for all files để lưu.
Nếu muốn thực hiện cho nhiều hơn một loại file một lúc thì người dùng vẫn có thể thay đổi qua Control Panel. Nếu Control Panel chưa được ghim vào màn hình Start, cách nhanh nhất để mở là tìm nhanh trên thanh Charms bar. Sau khi mở, chọn Programs ====> Default Programs.
Từ đó, bạn có thể chọn bất kỳ loại file liên quan nào với các chương trình hay liệt kê toàn bộ chương trình khả dụng và đặt chương trình chỉ định làm mặc định cho tất cả các loại file nó có thể mở.
4) Tạo máy ảo bằng Hyper-V trên Windows 8Mặc dù khái niệm Remote Desktop đã xuất hiện từ những bản Windows trước đây từ Windows XP, nhưng nó có nhiều cải thiện trong Windows 8, liên quan đến giao diện và sử dụng. hãy xem làm cách nào ta có thể sử dụng Remote Desktop trên Windows 8.
Trước khi tiếp tục, hãy chắc chắn rằng cả máy chủ và máy khách được kết nối trong cùng mạng.
Thiết lập kết nối Remote Desktop
Bước 1: Mở màn hình Start Screen trên Windows 8 và khởi chạy Remote Desktop Metro App. Nếu không tìm thấy ứng dụng nằm mặc định trên Start Screen, hãy tải ứng dụng về từ Windows Store.
Bước 2: Khi khởi chạy ứng dụng, chương trình sẽ yêu cầu người dùng cung cấp địa chỉ IP của máy tính muốn kết nối tới. Sử dụng câu lệnh ipconfigtrong cửa sổ lệnh trên thiết bị khách đầu xa để biết địa chỉ IP. Trong khi kết nối các máy tính, ta sẽ thấy hai tùy chọn liên quan đến VPN và Desktop Assistance.
Bước 3: Sau khi kết nối, ứng dụng sẽ yêu cầu cung cập các chứng thực đăng nhập của máy khách. Nếu máy tính được cấu hình để làm việc với tài khoản trực tuyến của Microsoft, bạn có thể nhận một số lỗi trong khi đăng nhập. Giải pháp là hãy cung cấp địa chỉ email của tài khoản Microsoft được kết nối với máy tính và mật khẩu đăng nhập.
Nếu đang sử dụng một tài khoản nội bộ, sẽ không có vấn đề gì. Bạn có thể tích vào tùy chọn nhớ thông tin chứng thực.
Bước 4: Khi đang kết nối tới một thiết bị lần đầu, bạn sẽ nhận được một bản tin cảnh báo. Tích vào Don’t ask me again và nhấn Connect anyway.
Giờ đây, người dùng sẽ được kết nối đến thiết bị đầu xa.
Nếu kết nối tới nhiều thiết bị từ một máy tính chủ, sẽ xuất hiện nhiều màn hình thu nhỏ của các thiết bị kèm với địa chỉ IP máy. Lần sau, ta chỉ việc kích vào hình thu nhỏ để kết nối tới máy khách nếu đã tích vào tùy chọn ghi nhớ thông tin chứng thực bên trên.
Với giao diện cảm ứng Metro, quá trình Remote Desktop trên Windows 8 trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Nếu bạn phải quản trị nhiều máy tính trên mạng, chắc chắn rằng bạn sẽ yêu thích tính năng này trên Windows 8.
5) Kích hoạt. Net Framework 3. 5 trên Windows 8Một trong những tính năng hay trên Windows 8 là công nghệ Hyper-V, đến từ họ Server 2008. Tính năng này cho phép người dùng cài đặt và quản lý những máy ảo mà không phải cài phần mềm từ bên thứ ba như VirtualBox hay VMware.
Điều đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra xem phần cứng có tương thích với chương trình hay không. CPU máy tính cần hỗ trợ SLAT.
Công cụ tốt nhất để kiểm tra xem CPU AMD hay Intel có hỗ trợ SLAT không là CoreInfo.
http://technet. microsoft. com/en-us/sysinternals/cc835722
Tiếp theo, kích hoạt Hyper-V trên Windows 8 do nó mặc định bị tắt.
Bây giờ, sau khi đã kích hoạt Hyper-V, khởi chạy Hyper-V Virtual Machine bằng cách, từ màn hình Metro Start, tra Hyper-V và kích vào biểu tượngHyper-V Manager.
Để truy cập dễ dàng hơn, cho hiển thị các công cụ quản trị trên màn hình Metro Start để truy cập tới các biểu tượng Hyper-V. Chọn Hyper-V Manager.
Tạo máy ảo mới
Chương trình Hyper-V Manager được mở trên màn hình Desktop.
Trước tiên, hãy tạo một switch ảo đóng vai trò cổng Ethernet ảo sử dụng cạc mạng máy tính chủ.
Trong khung Actions phía bên trái, kích vào Virtual Switch Manager.
Bây giờ, đặt loại switch là External để nó sử dụng được cạc mạng NIC. Sau đó, kích vào Create Virtual Switch.
Tiếp theo, đặt tên cho máy ảo theo ý người dùng sau đó chọn kiểu kết nối mặc định tới cạc mạng đã cài trên máy tính.
Chọn tên máy tính chủ (máy tính đang chạy Hyper-V). Sau đó dưới khung Actions, nhấn vào New ==>==> Virtual Machine.
Cửa sổ cài đặt máy ảo được khởi chạy, tới giao diện Before you Begin đầu tiên. Nếu không muốn thấy giao diện này trong những lần tạo máy ảo sau, tích vào Do not show this page again sau đó nhấn Next.
Tiếp theo, trong phần Specify Name and Location, đặt tên và chọn vị trí lưu máy ảo.
Trong phần Assign Memory, chọn dung lượng RAM cho máy ảo. Hyper-V chỉ cho phép người dùng sử dụng một lượng RAM chỉ định. Nếu đặt cao hơn giá trị này, thông báo lỗi sẽ xuất hiện.
Tại phần Configure Networking, chọn tên switch ảo đã tạo trước đó từ hộp xổ xuống.
Tiếp đến, ta phải tạo ổ đĩa cứng ảo và chọn dung lượng cho ổ cứng ảo này trong phần Connect Virtual Hard Disk. Ở đây ta đang tạo một ổ ảo dung lượng 40GB. Bạn cũng có thể sử dụng một ổ đĩa ảo đã tạo trước đó rồi hoặc bỏ qua bước này.
Bây giờ, chọn phương thức cài đặt. sử dụng ổ đĩa từ máy chủ hay một file ảnh ISO để cài. Ở đây, bài viết sử dụng một file ISO lưu trong ổ cục bộ để cho kết quả nhanh nhất.
Một màn hình tóm lược hiện ra để người dùng xem lại các thông số, sau đó nhấn Finish.
Giờ là lúc cài đặt OS cho máy ảo. Lúc này, máy ảo được tạo đang ở trạng thái tắt. Kích chuột phải vào State, chọn Connect.
Máy ảo sẽ được bật. Kích vào nút Start màu xanh trên đầu cửa sổ để khởi chạy máy ảo.
Máy ảo khởi động mà chưa có hệ điều hành Windows nào được cài. Đặt bất cứ OS nào người dùng muốn vào máy. Ở đây ta sử dụng Windows 7.
Bây giờ, ta sẽ tiến hành cài đặt Windows 7 cho máy ảo. Quá trình diễn ra hoàn toàn giống với quá trình cài đặt trên máy thực.
Sau khi hoàn tất cài đặt, bạn sẽ có cho mình một máy ảo mới trên máy thực chạy Windows 8
6) Tạo mã PIN đăng nhập trong Windows 8Windows 8 được tích hợp sẵn. Net Framework 4. 5 tức những ứng dụng dựa trên. Net Framework 3. 5 sẽ làm việc được. Nhưng vấn đề không phải vậy. Các công cụ đòi hỏi phiên bản mới hơn đôi khi gặp lỗi khi khởi chạy cài đặt chỉ vì chúng không thể tìm thấy framework chỉ định trên máy tính.
Hơn nữa, người dùng không thể cài đặt. Net Framwork 3. 5 thủ công do phiên bản mới hơn đã được cài trên hệ thống. Vì vậy hãy xem làm thế nào ta có thể khắc phục được vấn đề này và kích hoạt. Net Framework 3. 5 trên Windows 8 để cài phần mềm phụ thuộc.
Bước 1: Trên Windows 8, khởi chạy màn hình Start và tra uninstall dưới thẻ Settings. Kích vào Uninstall a program để mở thiết lập Programs and Features.
Bước 2: Trong cửa sổ Programs and Features, kích vào Turn Windows feature on or off ở thanh bên trái.
Bước 3: Trên cửa sổ Windows Features, xổ mục. Net Framework 3. 5 xuống và tích vào cả hai tùy chọn trong đó.
Bước 4: Nhấn OK và xác nhận thay đổi. Windows sẽ kết nối tới Internet và tải về những file cần thiết từ web. Quá trình tải về nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ kết nối mạng.
Sau khi tải thành công, khởi động lại máy tính để hoàn tất quá trình cập nhật. Bạn bây giờ có thể cài đặt các ứng dụng đòi hỏi. NET Framework 3. 5 hoạt động trên Windows 8.
7) Tạo nhóm ứng dụng trên Windows 8 Start ScreenĐây là 1 tính năng của Windows 8, đó là cho phép người dùng đăng nhập vào hệ thống qua Windows Live ID hoặc mã PIN. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số bước cơ bản để tạo mãPIN đăng nhập trong Windows 8.
Trước tiên, chúng ta mở Control Panel từ giao diện Metro bên ngoài:
Lựa chọn tài khoản bạn đang sử dụng sau đó nhấn Create a PIN ở phía bên dưới:
Nhập mật khẩu trước khi hệ thống cho phép khởi tạo mã PIN:
Sau đó, nhập mã PIN muốn sử dụng 2 lần tại đây và nhấn Finish:
Và trong lần sử dụng tiếp theo, các bạn chỉ cần nhập mã PIN vừa tạo, hoặc chọn Logon Options để đăng nhập bằng Windows Live ID:
Ưu điểm khi sử dụng mã PIN là chúng ta không cần phải nhấn Enter hoặc nhấn vào biểu tượng nút đăng nhập như cách dùng mật khẩu, mà hệ thống sẽ tự động xác nhận tài khoản sau đó hiển thị giao diện Metro nếu bạn nhập đúng.
8) Restart, Shutdown hoặc Sleep trong Windows 8Ở Windows 8, Microsoft đã loại bỏ hoàn toàn thực đơn Start menu và thay bằng một màn hình Start Screen mới cho phép hiển thị tất các các ứng dụng được cài đặt sắp xếp theo phong cách ô bàn cờ. Màn hình mới này cũng khá thân thiện nếu như bạn biết cách tận dụng nó. Một trong các tính năng màn hình Start Screen mang lại là cho phép tạo nhóm ứng dụng. Chẳng hạn như ta có thể nhóm các ứng dụng ưa thích vào một danh mục hay định ra một nhóm riêng cho các ứng dụng MS Office. Sau đây sẽ hướng dẫn người dùng cách tổ chức và sắp xếp ứng dụng vào các nhóm khác nhau để dễ dàng truy cập.
Trước tiên, truy cập màn hình Start Screen bằng cách nhấn phím Windows trên bàn phím.
Di chuột xuống góc dưới cùng bên phải màn hình. Biểu tượng dấu "–" nhỏ hiện ra. Kích vào biểu tượng này để thu nhỏ các ứng dụng trong Start Screen.
Chế độ này cho phép người dùng quan sát được toàn bộ các ứng dụng đã được cài đặt. Ứng dụng được tự động sắp xếp nhưng ta có thể nhóm chúng lại theo tên hay di chuyển chúng từ nhóm này sang nhóm khác. Kích chuột phải vào một nhóm ứng dụng để hiển thị tùy chọn New Group tại góc dưới cùng bên trái màn hình. Nhấn vào biểu tượng sau đó nhập tên nhóm, chẳng hạn như Favorite Apps, Installed Apps, System Apps… Nhấn vào Name.
Với phương pháp này, ta có thể tạo nhiều nhóm riêng biệt tùy thuộc vào số lượng ứng dụng hiện có trên hệ thống. Bây giờ, các ứng dụng đã được sắp xếp và tổ chức theo những nhóm tên khác nhau.
Khá nhiều người sử dụng Windows 8 gặp khó khăn trong việc tắt, khởi động lại, hoặc đặt hệ thống vào trạng thái Sleep. trong bài viết này, sẽ hướng dẫn một số cách đơn giản để thực hiện những thao tác trên với máy PC và tablet sử dụng Windows 8.
Với Tablet
Để thực hiện, các bạn kéo màn hình từ trái qua phải, bắt đầu từ góc dưới bên phải, sau đó nhấn Settings:
Nhấn tiếp Power:
Rồi chọn Sleep, Shut Down hoặc Restart từ menu hiển thị:
Với PC
Nhấn Winodws + I để mở bảng điều khiển Charms Settings chính, chọn tiếp Power và Sleep, Shut down hoặc Restart:
Bạn có thể truy cập Charms Settings từ bất kỳ vị trí nào chỉ với thao tác nhấn phím tắt như trên. Nếu bạn dùng chuột, thì có thể di chuyển con trỏ xuống phía dưới góc trái màn hình để mở Charm:
Nhấn Settings:
Và chọn Power như trên:
Còn một cách nữa vô cùng đơn giản và nhanh chóng đó là Tạo các Shortcut tắt và khởi động lại máy:
Kể từ khi Microsoft gỡ bỏ “quả cầu” Start trong Windows 8 thì tính năng shutdown bị ẩn trong màn hình Metro Start. Hoặc người dùng có thể sử dụng tổ hợp phím tắt Alt + F4 từ ngoài màn hình Desktop. Sau đây là cách tạo một biểu tượng Shutdown trong Metro UI để thao tác dễ dàng hơn.
Đây là cách thức đơn giản và khá phổ biến trong cả Windows XP và Windows 7 trước đây. Từ màn hình Desktop trong Windows 8, bạn cũng nhấn chuột phải và chọn New==>Shortcut, trong hộp Create Shortcut Wizard nhập cụm từ Shutdown -s -t 00 (tạo biểu tượng Shutdown) hoặc Shutdown -r -t 00 (tạo biểu tượng Restart), nhấn next tới và đặt tên cho Shortcut này rồi nhấn Finish để hoàn tất. Bây giờ bạn chỉ việc sử dụng chuột kéo các Shortcut này xuống thanh Taskbar để sử dụng bình thường.
Hoặc các bạn cũng làm như thế với cách sau
Ở màn hình Desktop Windows 8, kích chuột phải vào một vùng trống và chọn New -==> Shortcut.
Cửa sổ Create Shortcut hiện ra. Trong hộp Location of Item, gõ: shutdown.exe –s –t –00 sau đó kích Next.
Đặt tên cho biểu tượng tắt. Ở đây ta đặt tên nó là Shutdown. Sau khi đặt tên, kích vào Finish.
Một biểu tượng tắt đã được tạo ra. Người dùng có thể chọn icon khác cho biểu tượng trông sống động hơn bằng cách, kích chuột phải vào biểu tượng và kích Properties.
Ở cửa sổ hiện ra, chọn thẻ Shortcut và kích Change Icon.
Bây giờ chọn một icon phù hợp cho biểu tượng tắt Shutdown.
Tiếp theo, chọn Minimized tại mục Run từ thực đơn xổ xuống. Kích OK.
Và đây là icon đã được tạo trên màn hình Desktop. Bước kế tiếp là bổ sung nó vào màn hình Metro Start.
Kích chuột phải vào biểu tượng Shutdown và kích Pin to Start.
Nhấn phím Windows để mở Metro Start UI. Lúc này, tiện ích Shutdown đã được ghim trong giao diện Metro. Di chuyển biểu tượng đến một vị trí thuận lợi và kích vào nó khi muốn tắt máy.
Phương pháp này dễ dàng hơn là tìm kiếm qua màn hình Metro Start khi muốn tắt máy tính..
Tắt máy từ menu chuột phải trên Windows 8
Các bạn hãy thực hiện thủ thuật theo các bước sau đây:
1. Mở Notepad và soạn nội dung như sau:
2. Lưu lại với tên là shutdown.keyWindows Registry Editor Version 5.00
[HKEY_CLASSES_ROOT\DesktopBackground\Shell\Restart Computer]
“Icon”=”shell32.dll,-221″
“Position”=”Bottom”
[HKEY_CLASSES_ROOT\DesktopBackground\Shell\Shutdown Computer]
“Icon”=”shell32.dll,-329″
“Position”=”Bottom”
[HKEY_CLASSES_ROOT\DesktopBackground\Shell\System panel]
“Icon”=”shell32.dll,-290″
“Position”=”Bottom”
[HKEY_CLASSES_ROOT\DesktopBackground\Shell\Sounds panel]
“Icon”=”shell32.dll,-277″
“Position”=”Bottom”
[HKEY_CLASSES_ROOT\DesktopBackground\Shell\Restart Computer\command]
@=”shutdown.exe -r -t 00 -f”
[HKEY_CLASSES_ROOT\DesktopBackground\Shell\Shutdown Computer\command]
@=”shutdown.exe -s -t 00 -f”
[HKEY_CLASSES_ROOT\DesktopBackground\Shell\System panel\command]
@=”control /name Microsoft.System”
[HKEY_CLASSES_ROOT\DesktopBackground\Shell\Sounds panel\command]
@=”control /name Microsoft.Sound”
3. Chạy tập tin shutdown.key vừa tạo để tự động thiết lập các khoá trong Registry. Nhớ chọn Yes nếu có thông báo xác nhận.
4. Bấm phải chuột lên màn hình Desktop để xem kết quả.
Hãy là người truy cập lịch sự !!!!
Hãy nhấn "like", "thank" hoặc "comment" bài viết nếu thấy hữu ích và cần thiết cho bạn !!!
Hãy truy cập và góp ý chia sẻ để Diễn đàn Blog TaPhiet_KC được phát triển hơn !!
mong đây sẽ là nơi cho các bạn vui chơi giải trí , học hỏi và chia sẻ kiến thức IT cho các bạn và cho mọi người đam mê công nghẹ và ứng dụng công nghệ !!!!!!!!
Chúc các bạn thành công !!!
Mọi chi tiết Xin liên hệ Ban quản trị Blog
Mọi sự trợ giúp trực tiếp xin liên hệ :
Email: taphietit@ymail.com
Yahoo: moitinhdaucuatoi_viet_hy@yahoo.com
Gmail: taphietit@gmail.com
Mobile: 0987530288