Truyện Cười BlogTaPhiet KC

Chat Box


--------------:Search

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Thanh trạng thái "breadcrumb" cho Blogspot



Breadcrumb là tiện ích được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là các trang Web/Blog vận hành trên nền tảng Wordpress. Cùng với tiện ích “Page Navigation – phân trang cho Blogspot“, cả hai góp phần điều hướng tốt hơn cho Web/Blog của bạn.

Hơn nữa, với breadrumb, độc giả có thể biết được chủ đề mình đang theo dõi thuộc trương mục (Breadcrumbs based on a post's category) nào, thời gian nào (Breadcrumbs based on a post's date), có thể giúp gia tăng lượng click của độc giả và kéo họ ở lại Blog của bạn lâu hơn.
Chính từ những ưu điểm đó, hôm nay Namkna sẽ giới thiệu cho các bạn 2 style của tiện ích này:
1. Style 1: dựa trên trương mục (có dạng : Browse » Home » Category » Post Title)
2. Style 2: dựa trên thời gian (có dạng : You are here: Home > Year > Month > Post Title)
A. Style 1 : Breadcrumbs based on a post's category (BloggerPlugins)
1. Đầu tiên các bạn Đăng nhập vào blog => Thiết Kế => Chỉnh Sửa HTML => Mở rộng tiện ích mẫu và làm theo các bước bên dưới:
2. Tìm đoạn code bên dưới :
<b:include data='top' name='status-message'/>
Và thay thế thành :
<b:include data='top' name='status-message'/>      
<b:include data='posts' name='breadcrumb'/>
3. Tiếp theo, tìm đoạn code này :
<b:includable id='main' var='top'>
Và thay thế thành :
<b:includable id='breadcrumb' var='posts'>      
<b:if cond='data:blog.homepageUrl == data:blog.url'>       
<!-- No breadcrumb on home page -->       
<b:else/>       
<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'>       
<!-- breadcrumb for the post page -->       
<p class='breadcrumbs'>       
<span class='post-labels'>       
<a expr:href='data:blog.homepageUrl' rel='tag'>Home</a>       
<b:loop values='data:posts' var='post'>       
<b:if cond='data:post.labels'>       
<b:loop values='data:post.labels' var='label'>       
<b:if cond='data:label.isLast == "true"'> »       
<a expr:href='data:label.url' rel='tag'><data:label.name/></a>       
</b:if>       
</b:loop>       
<b:else/>       
»Unlabelled       
</b:if>       
» <span><data:post.title/></span>       
</b:loop>       
</span>       
</p>       
<b:else/>       
<b:if cond='data:blog.pageType == "archive"'>       
<!-- breadcrumb for the label archive page and search pages.. -->       
<p class='breadcrumbs'>       
<span class='post-labels'>       
<a expr:href='data:blog.homepageUrl'>Home</a> » Archives for <data:blog.pageName/>       
</span>       
</p>       
<b:else/>       
<b:if cond='data:blog.pageType == "index"'>       
<p class='breadcrumbs'>       
<span class='post-labels'>       
<b:if cond='data:blog.pageName == ""'>       
<a expr:href='data:blog.homepageUrl'>Home</a> » All posts       
<b:else/>       
<a expr:href='data:blog.homepageUrl'>Home</a> » Posts filed under <data:blog.pageName/>       
</b:if>       
</span>       
</p>       
</b:if>       
</b:if>       
</b:if>       
</b:if>       
</b:includable>       
<b:includable id='main' var='top'>
- Bạn có thể sửa phần màu xanh theo ý thích của bạn.
4. Cuối cùng, thêm đoạn code CSS bên dưới vào trước thẻ đóng  ]]</b:skin> .
.breadcrumbs {      
padding:5px 5px 5px 0px;       
margin: 0px 0px 15px 0px;       
font-size:95%;       
line-height: 1.4em;       
border-bottom:3px double #e6e4e3;       
}
 
5. Save template

B. Style 2 : Breadcrumbs based on a post's date (PurpleMoggy)
1. Đầu tiên các bạn Đăng nhập vào blog => Thiết Kế => Chỉnh Sửa HTML => Mở rộng tiện ích mẫu và làm theo các bước bên dưới:
2. Tìm đoạn code tương tự như bên dưới :
<b:includable id='main' var='top'>
<!-- posts -->
<div class='blog-posts'>
<b:include data='top' name='status-message'/>
<data:adStart/>
<b:loop values='data:posts' var='post'>
- Chèn đoạn code dưới vào sau đoạn code trên :
<b:include data='post' name='breadcrumbs'/>
3. Cuộn xuống dưới cùng của widget này (xem hình minh họa bên dưới)
Bấm vào hình để phóng to nếu không nhìn rõ
Kéo xuống tìm thẻ đóng  </b:includable>  ngay sau Code trên và dán Code bên dưới vào sau thẻ  </b:includable>  hoặc dán vào giữa  </b:includable>  </b:widget>  tương ứng:
<b:includable id='breadcrumbs' var='post'>
<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'>
<p class='breadcrumbs'>
<span class='post-labels'>
You are here:
<a expr:href='data:blog.homepageUrl' rel='tag'>Home</a>
<script type="text/javascript">
//<![CDATA[
var strCrumbHref = location.href.toLowerCase();
var intCrumbHtml = strCrumbHref.indexOf('.html');
var intCrumbWhereAt = strCrumbHref.lastIndexOf('/', intCrumbHtml);
var intCrumbYearStart = intCrumbWhereAt - 7;
var intCrumbMonthStart = intCrumbWhereAt - 2;
var intCrumbYear = parseInt(strCrumbHref.substr(intCrumbYearStart, 4));
var intCrumbYearPlusOne = intCrumbYear + 1;
var strCrumbMonthNum = strCrumbHref.substr(intCrumbMonthStart, 2);
var strCrumbMonth = '';
switch(strCrumbMonthNum) {
case '01':
strCrumbMonth = 'January';
break;
case '02':
strCrumbMonth = 'February';
break;
case '03':
strCrumbMonth = 'March';
break;
case '04':
strCrumbMonth = 'April';
break;
case '05':
strCrumbMonth = 'May';
break;
case '06':
strCrumbMonth = 'June';
break;
case '07':
strCrumbMonth = 'July';
break;
case '08':
strCrumbMonth = 'August';
break;
case '09':
strCrumbMonth = 'September';
break;
case '10':
strCrumbMonth = 'October';
break;
case '11':
strCrumbMonth = 'November';
break;
case '12':
strCrumbMonth = 'December';
break;
}
var strCrumbOutput = ' > ';
strCrumbOutput += '<a href="/search?updated-min=' + intCrumbYear;
strCrumbOutput += '-01-01T00%3A00%3A00-08%3A00&updated-max=' + intCrumbYearPlusOne;
strCrumbOutput += '-01-01T00%3A00%3A00-08%3A00&max-results=50">' + intCrumbYear + '</a> > ';
strCrumbOutput  += '<a href="/' + intCrumbYear + '_' + strCrumbMonthNum +  '_01_archive.html">' + strCrumbMonth + '</a>';
document.write(strCrumbOutput);
//]]>
</script>
<noscript>
<b:if cond='data:post.labels'>
>
<b:loop values='data:post.labels' var='label'>
<b:if cond='data:label.isLast == "true"'>
<a expr:href='data:label.url' rel='tag'> <data:label.name/></a>
</b:if>
</b:loop>
</b:if>
</noscript>
<b:if cond='data:post.title'>
> <b><data:post.title/></b>
</b:if>
</span>
</p>
</b:if>
<!-- End of Breadcrumbs Hack -->
</b:includable>
- Bạn có thể sửa phần màu xanh theo ý thích của bạn.
4. Cuối cùng, chèn đoạn code sau vào trước thẻ đóng  ]]</b:skin> .
.breadcrumbs {
border-bottom:1px dotted $bordercolor;
margin:0 0 0.5em;
padding:0 0 0.5em;
}
5. Save template
Link Tại: Đây Nhé

Chúc các bạn thành công !
[Click here to Read More]

[Rao Bán] Bán chó con 200 ngàn/con


- 2 con chó cái nhà mình đẻ 9 con chó con, chúng chỉ là chó cỏ lai chó kiển, các loại như sau: chó mực, chó mực long xù, chó 4 mắt, chó long bò sữa, chó cụt đuôi, chó nhật long xù.
- Chó nhật 500k và 100k + 200k tuỳ con nha các bạn.

Liên Hệ:
- Ai mua pm nick chat sieunhan_vjrus hoặc alo số 01228040253, nếu ai pm nick chat thì cho mình địa chỉ để dễ giao dịch.

- Ủng hộ người nghèo bằng cách gửi link này vào nick chat nha pà kon:
http://banchoconvip.tk
[Click here to Read More]

Học CCNA hay MCSA?

Chuyện chọn học chứng chỉ quốc tế nào luôn là câu hỏi đối với sinh viên CNTT, nhất là với những bạn đang muốn tìm cho mình một good job sau khi tốt nghiệp ĐH hoặc thậm chí ngay khi còn đi học.

Thường thì các bạn hay cân nhắc giữa CCNA và MCSA bởi một lẽ nhu cầu nhân lực có chứng chỉ Cisco và Microsoft hiện rất cao và gia tăng không ngừng. Mình xin được cung cấp thêm thông tin để các bạn có thể chọn cho mình hướng đi phù hợp.

1. CCNA là gì?

CCNA- Cisco Certified Network Associate là chứng chỉ thể hiện kiến thức cơ bản về mạng. Những người đạt được CCNA có khả năng cài đặt, thiết lập cấu hình và vận hành mạng LAN, WAN và dịch vụ truy cập từ xa (dial access) với quy mô 100 nút mạng(node) trở xuống, có sử dụng các giao thức (protocols) IP, IGRP, Seri@l, Frame Relay, IP RIP, VLANs, RIP, Ethernet, Access Lists. Tuy nhiên, vì đây là khoá học của Cisco nên đương nhiên phần lớn khối lượng kiến thức là về thiết bị mạng của Cisco và những kỹ thuật mạng có liên quan đến công nghệ của Cisco.

2. MCSA là gì?

MCSA- Microsoft Certified System Administrator là chứng chỉ thể hiện kiến thức về quản trị hệ thống. Một người với trình độ MCSA có khả năng hỗ trợ từ 200 đến 26.000 người dùng trong phạm vi từ 2 đến 100 địa điểm khác nhau. Các dịch vụ mạng và tài nguyên hệ thống nằm trong tầm kiểm soát của MCSA bao gồm: hệ thống thư điện tử, cơ sở dữ liệu, hệ thống file, máy in, máy chủ proxy, tường lửa, mạng Intranet, truy cập từ xa, các máy trạm trong mạng… Ngoài ra, một MCSA còn có khả năng quản lý các kết nối WAN giữa các mạng nội bộ, kết nối từ hệ thống nội bộ ra Internet.

3. Giống và khác nhau:

Như vậy, có thể thấy rằng hai chứng chỉ này không cùng loại để mà so sánh, cũng như Cisco là hãng về thiết bị (phần cứng) và Microsoft là hãng về phần mềm. Tuy nhiên, chúng có những kiến thức liên quan và bổ sung cho nhau để có thể làm việc thực tế. Cả hai chứng chỉ này đều yêu cầu người học phải có kiến thức nền tảng về mạng (khái niệm chung, mô hình, giao thức,...). Ở góc độ này, CCNA đi sâu hơn về kỹ thuật mạng (nhất là về TCP/IP) trong khi MCSA tập trung vào phần mềm máy chủ (server) hoặc máy trạm (client).

4. Nên có chứng chỉ nào?

Nếu muốn trở thành chuyên viên, chuyên gia về quản trị hệ thống, bạn cần có kiến thức về sản phẩm và công nghệ Microsoft, vì chúng được sử dụng rộng rãi trên thực tế. Như vậy, việc học MCSA là cần thiết. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng học CCNA sẽ giúp bạn dễ hấp thu kiến thức của các khoá học khác hơn.

Ai cũng biết chỉ những đơn vị nào sử dụng hoặc kinh doanh thiết bị và giải pháp của Cisco mới cần đến những người có chứng chỉ Cisco.Nếu có nhu cầu cần thông thạo công nghệ Cisco thì bạn có thể theo đuổi các chứng chỉ CCNP hay CCIE. Riêng cấp độ CCNA vì chứa đựng nhiều kiến thức chung về mạng, nên việc học sẽ tốt cho bất cứ ai theo ngành mạng.

5. Kết luận:

Tóm lại, với sinh viên CNTT cũng như với những người yêu thích lĩnh vực này, việc trang bị được tất cả các chứng chỉ của hai hãng danh tiếng như Cisco và Microsoft là rất đáng suy nghĩ. Tuy nhiên, riêng với CCNA và MCSA thì đừng do dự, hãy học ngay khi bạn có thể!


chúc các bạn thành công


Nguồn: http://tinkhoahoc.biz/4rum/showthread.php?t=936,Hoc-CCNA-hay-MCSA#ixzz1lIcSfSex
[Click here to Read More]

Video hướng dẫn chia địa chỉ IP theo VLSM


Dear all !!!

Mình gửi các bạn video hương dẫn chia đia chỉ IP theo nguyên tắc VLMS:

Tóm tắt kiến thức về VLSM

[code][code]

Link Download :Xin Mời Bạn
[Click here to Read More]

Thiết lập mạng LAN bằng cách chia subnet



1. Quy hoạch địa chỉ IP
Bạn cần xây dựng một mạng nội bộ (mạng LAN) cho một văn phòng, một công ty quy mô vừa và nhỏ với khoảng 7 đến 8 phòng, mỗi phòng 30 máy. Vấn đề cần đặt ra là làm thế nào cho hiệu quả, vừa bảo mật được hệ thống mạng, phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra, mà còn có thể tiết kiệm được tài nguyên mạng.
Một mô hình mạng LAN
Một trong những phương pháp xây dựng hiệu quả là quy hoạch địa chỉ IP bằng cách chia subnet. Với phương án này, bạn sẽ chỉ cung cấp vừa đủ số địa chỉ IP cho các máy tính sử dụng, vừa chia ra thành nhiều mạng con, phòng tránh được hiện tượng broadcast và nếu xảy ra sự cố thì chỉ bị trong cục bộ một nhánh mạng con.
Một địa chỉ IP gồm 4 octet, mỗi octet là 1 byte chứa 8 bit, tổng cộng là 32 bit. Địa chỉ IP sẽ được nhận diện ở lớp A, B hay C thông qua địa chỉ subnet mask. Với bài toán như trên, chúng ta sẽ sử dụng lớp mạng C. Bạn cần 30 máy, ta thấy 25 = 32, trừ đi 2 địa chỉ đầu và cuối là địa chỉ network và địa chỉ broadcast của nhánh mạng, bạn sẽ còn lại 30 địa chỉ. Như vậy, 1 octec có 8 bit, ta sẽ lấy n8 - 3 = n5, nghĩa là bạn sẽ mượn thêm 3 bit để chia subnet cho mạng của mình.
 
Cách chia theo một thủ thuật như sau:
Lớp C có subnet mask 255.255.255.0 hay còn được viết là /24. Một octet có 8 bit, bạn mượn đi 3 bit thì số bit được mượn sẽ bật lên giá trị là 1, số bit còn lại sẽ vẫn nằm ở giá trị là 0.

1286432168  4  2  1  
11100000

Bạn lấy 3 bit có giá trị 1 cộng lại: 128 + 64 + 32 = 224. Tương tự, nếu bạn mượn 4 bit thì subnet mask sẽ là 240. Từ đó, để cho dễ nhớ, dân cư trên mạng đặt ra một bảng để tra cứu.

1      128  -128
2192-64
3224-32
4240-16
5248+8
6252+4
7254+2
8255+1

Bạn chỉ cần nhớ giá trị ở bit thứ 4 cần mượn sẽ có giá trị subnet mask tương ứng là 240, từ đó bạn cộng, trừ theo như bảng trên là tìm ra được địa chỉ subnet mask của các bit khác.
Trở lại bài toán trên, sử dụng lớp mạng C và mượn thêm 3 bit (24 + 3 = 27), bạn sẽ có subnet mask 255.255.255.224, và mỗi nhánh mạng con sẽ được chia ra tương ứng như sau:
Ở đây, bạn lưu ý ở số thứ tự thứ 8, giá trị 224 + 32 = 256, nhưng do lớp C chỉ có 254 địa chỉ IP, địa chỉ 255 là địa chỉ broadcast, do vậy network ở đây là 192.168.1.254, và phòng số 8 bạn có thể đặt địa chỉ IP từ 192.168.1.225/27 – 192.168.1.253/27. Tương tự, bạn đặt cho phòng số 1 dải địa chỉ IP: 192.168.1.1/27 – 192.168.1.30/27, trong đó có thể sử dụng địa chỉ 192.168.1.1 làm địa chỉ default getway cho phòng số 1 này.

2. Ứng dụng xây dựng hệ thống mạng
Bạn đã hoàn thành việc chia subnet, bây giờ sẽ ứng dụng vào trong mạng nội bộ. Lúc này các phòng đều là một nhánh mạng con, hoàn toàn tách biệt. Bạn không thể ngồi ở phòng số 1 để truyền dữ liệu, truy cập hoặc dùng giao thức ICMP như lệnh ping đến 1 máy khác ở phòng số 2.
Để các phòng có thể kết nối ra internet, bạn cần phải có một máy tính làm chức năng router. Máy router này sẽ giúp các máy trong từng mạng cục bộ kết nối đến modem ADSL và truy cập ra ngoài internet. Nếu bạn sử dụng thiết bị của Cisco như Router 2800 thì việc chia subnet trong router được gọi là kỹ thuật Inter Vlan.
Tùy theo chính sách bảo mật của công ty hay cơ quan mà bạn có thể xây dựng thêm tường lửa (firewall), access list và cơ chế Nat inside hay outside để các máy trạm truy cập ra ngoài internet, bên ngoài internet remote vào trong mạng nội bộ.
 
[Click here to Read More]

Cấu trúc IP

Giới thiệu chung:

Như chúng ta đã biết Internet là một mạng máy tính toàn cầu , do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên. Khác với cách tổ chức theo các cấp: nội hạt, liên tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như mạng thoại chẳng hạn, mạng Internet tổ chức chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù to khi nối vào Internet đều bình đẳng với nhau. Do cách tổ chức như vậy nên trên Internet có cấu trúc địa chỉ, cách đánh địa chỉ đặc biệt, trong khi cách đánh địa chỉ đối với mạng viễn thông lại đơn giản hơn nhiều.
Đối với mạng viễn thông như mạng thoại chẳng hạn, khách hàng ở các vùng khác nhau hoàn toàn có thể có cùng số điện thoại, phân biệt với nhau bằng mã vùng, mã tỉnh hay mã quốc tế. Đối với mạng Internet , do cách tổ chức chỉ có một cấp nên mỗi một khách hàng hay một máy chủ ( Host ) hoặc Router đều có một địa chỉ internet duy nhất mà không được phép trùng với bất kỳ ai. Do vậy mà địa chỉ trên Internet thực sự là một tài nguyên.
Hàng chục triệu máy chủ trên hàng trăm nghìn mạng. Để địa chỉ không được trùng nhau cần phải có cấu trúc địa chỉ đặc biệt quản lý thống nhất và một Tổ chức của Internet gọi là Trung tâm thông tin mạng Internet - Network Information Center ( NIC ) chủ trì phân phối, NIC chỉ phân địa chỉ mạng ( Net ID ) còn địa chỉ máy chủ trên mạng đó ( Host ID ) do các Tổ chức quản lý Internet của từng quốc gia một tự phân phối. (Trong thực tế để có thể định tuyến (routing ) trên mạng Internet ngoài địa chỉ IP còn cần đến tên riêng của các máy chủ (Host) - Domain Name ). Các phần tiếp theo chúng ta hãy nghiên cứu cấu trúc đặc biệt của địa chỉ Internet.
a/ Thành phần và hình dạng của địa chỉ IP:Địa chỉ IP đang được sử dụng hiện tại (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet ( mỗi Octet có 8 bit, tương đương 1 byte ) cách đếm đều từ trái qua phải bít 1 cho đến bít 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.), bao gồm có 3 thành phần chính.
Bit 1............................................................................ 32
  • Bit nhận dạng lớp ( Class bit )
  • Địa chỉ của mạng ( Net ID )
  • Địa chỉ của máy chủ ( Host ID )
 Ghi chú:  Tên là Địa chỉ máy chủ nhưng thực tế không chỉ có máy chủ mà tất cả các máy con (Workstation), các cổng truy nhập v.v..đều cần có địa chỉ.
Bit nhận dạng lớp (Class bit) để phân biệt địa chỉ ở lớp nào.
1/ - Địa chỉ Internet biểu hiện ở dạng bit nhị phân:

x y x y x y x y. x y x y x y x y. x y x y x y x y. x y x y x y x y
x, y = 0 hoặc 1.

Ví dụ:
            0     0 1 0 1 1 0 0.     0 1 1 1 1 0 1 1.     0 1 1 0 1 1 1 0.     1 1 1 0 0 0 0 0
bit nhị phân     Octet 1           Octet 2             Octet 3                Octet 4
2/ - Địa chỉ Internet biểu hiện ở dạng thập phân: xxx.xxx.xxx.xxx
x là số thập phân từ 0 đến 9
Ví dụ: 146. 123. 110. 224
Dạng viết đầy đủ của địa chỉ IP là 3 con số trong từng Octet. Ví dụ: địa chỉ IP thường thấy trên thực tế có thể là 53.143.10.2 nhưng dạng đầy đủ là 053.143.010.002.
b / Các lớp địa chỉ IP
Địa chỉ IP chia ra 5 lớp A,B,C, D, E. Hiện tại đã dùng hết lớp A,B và gần hết lớp C, còn lớp D và E Tổ chức internet đang để dành cho mục đích khác không phân, nên chúng ta chỉ nghiên cứu 3 lớp đầu.


Qua cấu trúc các lớp địa chỉ IP chúng ta có nhận xét sau:
  • Bit nhận dạng là những bit đầu tiên - của lớp A là 0, của lớp B là 10, của lớp C là 110.
  • Lớp D có 4 bit đầu tiên để nhận dạng là 1110, còn lớp E có 5 bít đầu tiên để nhận dạng là 11110.
  • Địa chỉ lớp A: Địa chỉ mạng ít và địa chỉ máy chủ trên từng mạng nhiều.
  • Địa chỉ lớp B: Địa chỉ mạng vừa phải và địa chỉ máy chủ trên từng mạng vừa phải.
  • Địa chỉ lớp C: Địa chỉ mạng nhiều, địa chỉ máy chủ trên từng mạng ít.


Như vậy nếu chúng ta thấy 1 địa chỉ IP có 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm, nếu thấy nhóm số thứ nhất nhỏ hơn 126 biết địa chỉ này ở lớp A, nằm trong khoảng 128 đến 191 biết địa chỉ này ở lớp B và từ 192 đến 223 biết địa chỉ này ở lớp C.

    Ghi nhớ: Địa chỉ thực tế không phân trong trường hợp tất cả các bit trong một hay nhiều Octet sử dụng cho địa chỉ mạng hay địa chỉ máy chủ đều bằng 0 hay đều bằng 1. Điều này đúng cho tất cả các lớp địa chỉ.
I - Địa chỉ lớp A:
Tổng quát chung:
  • Bit thứ nhất là bit nhận dạng lớp A = 0.
  • 7 bit còn lại trong Octet thứ nhất dành cho địa chỉ mạng.
  • 3 Octet còn lại có 24 bit dành cho địa chỉ của máy Chủ.

- net id: 126 mạng
- host id:16.777.214 máy chủ trên một mạng
 a/ Địa chỉ mạng (Net ID)
        1/ Khả năng phân địa chỉ

Khi đếm số bit chúng ta đếm từ trái qua phải, nhưng khi tính giá trị thập phân 2n của bit lại tính từ phải qua trái, bắt đầu từ bit 0. Octet thứ nhất dành cho địa chỉ mạng, bit 7 = 0 là bit nhận dạng lớp A. 7 bit còn lại từ bit 0 đến bit 6 dành cho địa chỉ mạng ( 2 7 ) = 128. Nhưng trên thực tế địa chỉ khi tất cả các bit bằng 0 hoặc bằng 1 đều không phân cho mạng. Khi giá trị các bit đều bằng 0, giá trị thập phân 0 là không có nghĩa, còn địa chỉ là 127 khi các bit đều bằng 1 dùng để thông báo nội bộ, nên trên thực tế còn lại 126 mạng.

Cách tính địa chỉ mạng lớp A.
 Số thứ tự Bit (n)- tính từ phải qua trái: 6 5 4 3 2 1 0
 Giá trị nhị phân (0 hay 1) của Bit: x x x x x x x
 Giá trị thập phân tương ứng khi giá trị bit = 1 sẽ là 2 n
 Giá trị thập phân tương ứng khi giá trị bit = 0 không tính.
 Giá trị thập phân lớn nhất khi giá trị của 7 bit đều bằng 1 là 127.
 Xin xem bảng tính trọn vẹn giá trị của tất cả các Bit
Như vậy khả năng phân địa chỉ của lớp A cho 126 mạng
2/ Biểu hiệu địa chỉ trên thực tế: Từ 001 đến 126
B / Địa chỉ của các máy chủ trên một mạng
1/ Khả năng phân địa chỉ

Ba Octet sau gồm 24 bit được tính từ bit 0 đến bit 23 dành cho địa chỉ máy chủ trên từng mạng.
Với cách tính như trên, để được tổng số máy chủ trên một mạng ta có.

Địa chỉ khi các bit đều bằng 0 hay bằng 1 bỏ ra. Trên thực tế còn lại 224-2 = 16 777 214
Như vậy khả năng phân địa chỉ cho 16 777 214 máy chủ.
2/ Biểu hiện địa chỉ trên thực tế

          Octet 2                        Octet 3                  Octet 4



Tổng quát lại tại địa chỉ của một mạng, khi lần lượt thay đổi các giá trị của các Octet 2, 3, 4.ta sẽ có 16 777 216 khả năng thay đổi mà các con số không trùng lặp nhau ( Combinations ) có nghiã là 16 777 216 địa chỉ của máy chủ trên mạng, nhưng thực tế phân chỉ là

    (256 x 256 x 256) - 2 =16 777 214
    Biểu hiện trên thực tế là ba số thập phân trong 3 Octet cách nhau dấu.
    Từ 000. 000. 0001 đến 255. 255. 254
    Kết luận: Địa chỉ lớp A có thể phân cho 126 mạng và mỗi một mạng có 16 777 214 máy chủ. Nói cách khác địa chỉ thực tế sẽ từ 001.000.000.001 đến 126.255.255.254
    Ví dụ: Một địa chỉ đầy đủ của lớp A: 124. 234. 200. 254. Trong đó:
    Địa chỉ mạng: 124
    Địa chỉ máy chủ: 234.200.254
II - Địa chỉ lớp B:
Tổng quát chung:
  • 2 bit đầu tiên để nhận dạng lớp B là 1 và 0.
  • 14 bit còn lại trong 2 Octet đầu tiên dành cho địa chỉ mạng.
  • 2 Octet còn lại gồm 16 bit dành cho địa chỉ máy Chủ.

- net id:      16.382 mạng
-host id: 65.534 máy chủ trên một mạng

a/ Địa chỉ mạng
1/ Khả năng phân địa chỉ


            Octet 1                   Octet 2
 Hai Octet đầu tiên có 16 bit để phân cho địa chỉ mạng, 2 bit ( bit 1 và bit 2 ) kể từ trái sang có giá trị lần lượt là 1 và 0 dùng để nhận dạng địa chỉ lớp B. Như vậy còn lại 14 bit để cho Net ID - địa chỉ mạng.

Theo cách tính như của địa chỉ mạng Lớp A ta có

  Tương tự như địa chỉ Lớp A, các bit đều bằng 0 và các bit đều bằng 1 được bỏ ra, nên thực tế giá trị thập phân chỉ từ 1 đến 16 382 có nghĩa phân được cho 16 382 mạng.
2/ Biểu hiện trên thực tế.
Biểu hiện địa chỉ trên thực tế thể hiện số thập phân trong 2 Octet cách nhau bằng dấu chấm (. ). Cách tính số thập phân cho từng Octet một.


Địa chỉ mạng của Lớp A từ 001 đến 126. ( không phân 127 ). Như vậy địa chỉ mạng của Lớp B ở Octet thứ nhất sẽ từ 128 cho đến 191.
Như vậy giá trị thập phân của Octet 1 từ 128 đến 191.

                     Octet 2

Như vậy giá trị thập phân của Octet 2 từ 001 đến 254.
Như vậy: Địa chỉ mạng lớp B biểu hiện trên thực tế gồm 2 Octet từ 128.001 cho đến 191. 254 có nghĩa phân được cho 16 382 mạng ( 214 - 2 ).
b / Địa chỉ các máy chủ trên một mạng
1 / Khả năng phân địa chỉ
Octet 3 và 4 gồm 16 bit để dành cho địa chỉ của các máy chủ trên từng mạng.
Địa chỉ của các bit bằng 0 và bằng 1 bỏ ra, Khả năng thực tế còn lại 65534 địa chỉ ( 216 - 2)để phân cho các máy chủ trên một mạng.
2/ Biểu hiện địa chỉ trên thực tế
              Octet 3





Biểu hiện địa chỉ máy chủ trên thực tế của Lớp B là từ 000. 001 đến 255. 254
Kết luận: Địa chỉ Lớp B có thể phân cho 16 382 mạng và mỗi mạng có đến 65 534 máy chủ. Nói cách khác địa chỉ phân trong thực tế sẽ từ 128. 001. 000. 001 đến 191. 254. 255. 254
Ví dụ: Một địa chỉ đầy đủ của lớp B là 130.130.130.130. Trong đó:
Địa chỉ mạng: 130.130
Địa chỉ máy chủ: 130.130
III - Địa chỉ Lớp C:

Tổng quát chung:
  •     3 bit đầu tiên để nhận dạng lớp C là 1,1,0.
  •     21 bit còn lại trong 3 Octet đầu dành cho địa chỉ mạng.
  •     Octet cuối cùng có 8 bit dành cho địa chỉ máy chủ.

- net id: 2.097.150 mạng
- host id: 254 máychủ/1 mạng

a / Địa chỉ mạng
1/ Khả năng phân địa chỉ

21 bit còn lại của 3 Octet đầu dành cho địa chỉ mạng

Các bit đều bằng 0 hay bằng 1 không phân, nên khả năng phân địa chỉ cho mạng ở lớp C là 2 097 150 hoặc bằng 221 - 2.
2/ Biểu hiện trên thực tế

                          Octet 1

                                 Octet 2

                    Octet 3

Kết luận: Địa chỉ dành cho mạng của lớp C có khả năng phân cho 2097150 mạng, nói cách khác trên thực tế sẽ từ 192. 000. 001 đến 223. 255. 254
b / địa chỉ máy chủ trên từng mạng
1/ Khả năng phân địa chỉ

Octet 4 có 8 bit để phân địa chỉ cho các máy chủ trên một mạng.
                 Octet 4


Như vậy khả năng cho máy chủ trên từng mạng của địa chỉ lớp C là 254 hay 28 - 2.

2/ Biểu hiện trên thực tê: Từ 001 đến 254.
Kết luận: Địa chỉ lớp C có thể phân cho 2 097 150 mạng và mỗi một mạng có 254 máy chủ. Nói cách khác sẽ từ 192. 000. 001. 001 đến 223. 255. 254.254

    Ví dụ một địa chỉ Internet lớp C đầy đủ: 198. 010. 122. 230. Trong đó:
    Địa chỉ mạng: 198.010.122
    Địa chỉ máy chủ: 230

    Ví dụ: Trung tâm thông tin mạng Internet vùng Châu á - Thái bình dương ( APNIC ) phân cho VDC 8 địa chỉ của lớp C có thể phân cho 8 mạng từ 203.162.0.0 cho đến 203.162.7.0. Nhóm số thứ nhất là 203 cho biết đây là những khối địa chỉ ở lớp C.

    Địa chỉ đầy đủ của một khối địa chỉ 203.162.0.0 phải là 203.162.000.000, chúng ta được sử dụng trọn vẹn octet cuối cùng có nghĩa là được 254 địa chỉ máy chủ và đầu cuối trên một mạng. Ví dụ mạng 203.162.0 sẽ có địa chỉ đầu cuối từ 203.162.0.000 đến 203.162.0. 255. Như vậy tổng cộng VDC có 8x254=2032 địa chỉ lý thuyết để phân cho các máy chủ và đầu cuối trên 8 mạng 203.162.0 ; 203.162.1;.....203.162.7 v.v..

    Như vậy địa chỉ mạng là cố định, chúng ta chỉ được quyền phân địa chỉ cho máy chủ trên mạng đó.
IV - Địa chỉ mạng con của Internet (IP subnetting):
a/ Nguyên nhân
Như đã nêu trên địa chỉ trên Internet thực sự là một tài nguyên, một mạng khi gia nhập Internet được Trung tâm thông tin mạng Internet ( NIC) phân cho một số địa chỉ vừa đủ dùng với yêu cầu lúc đó, sau này nếu mạng phát triển thêm lại phải xin NIC thêm, đó là điều không thuận tiện cho các nhà khai thác mạng.
Hơn nữa các lớp địa chỉ của Internet không phải hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tế, địa chỉ lớp B chẳng hạn, mỗi một địa chỉ mạng có thể cấp cho 65534 máy chủ, Thực tế có mạng nhỏ chỉ có vài chục máy chủ thì sẽ lãng phí rất nhiều địa chỉ còn lại mà không ai dùng được . Để khắc phục vấn đề này và tận dụng tối đa địa chỉ được NIC phân, bắt đầu từ năm 1985 người ta nghĩ đến Địa chỉ mạng con.
Như vậy phân địa chỉ mạng con là mở rộng địa chỉ cho nhiều mạng trên cơ sở một địa chỉ mạng mà NIC phân cho, phù hợp với số lượng thực tế máy chủ có trên từng mạng.
b/ Phương pháp phân chia địa chỉ mạng con
Trước khi nghiên cứu phần này chúng ta cần phải hiểu qua một số khái niệm liên quan tới việc phân địa chỉ các mạng con.
1/ - Default Mask: (Giá trị trần địa chỉ mạng) được định nghĩa trước cho từng lớp địa chỉ A,B,C. Thực chất là giá trị thập phân cao nhất (khi tất cả 8 bit đều bằng 1) trong các Octet dành cho địa chỉ mạng - Net ID.

    Default Mask:

    Lớp A 255.0.0.0

    Lớp B 255.255.0.0

    Lớp C 255.255.255.0

2/ - Subnet Mask: ( giá trị trần của từng mạng con)

Subnet Mask là kết hợp của Default Mask với giá trị thập phân cao nhất của các bit lấy từ các Octet của địa chỉ máy chủ sang phần địa chỉ mạng để tạo địa chỉ mạng con.

Subnet Mask bao giờ cũng đi kèm với địa chỉ mạng tiêu chuẩn để cho người đọc biết địa chỉ mạng tiêu chuẩn này dùng cả cho 254 máy chủ hay chia ra thành các mạng con. Mặt khác nó còn giúp Router trong việc định tuyến cuộc gọi.

Nguyên tắc chung:

Lấy bớt một số bit của phần địa chỉ máy chủ để tạo địa chỉ mạng con.
Lấy đi bao nhiêu bit phụ thuộc vào số mạng con cần thiết (Subnet mask) mà nhà khai thác mạng quyết định sẽ tạo ra.
Vì địa chỉ lớp A và B đều đã hết, hơn nữa hiện tại mạng Internet của Tổng công ty do VDC quản lý đang được phân 8 địa chỉ mạng lớp C nên chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ phân chia địa chỉ mạng con ở lớp C.
a/ Địa chỉ mạng con của địa chỉ lớp C
Class c:

Địa chỉ lớp C có 3 octet cho địa chỉ mạng và 1 octet cuối cho địa chỉ máy chủ vì vậy chỉ có 8 bit lý thuyết để tạo mạng con, thực tế nếu dùng 1 bit để mở mạng con và 7 bit cho địa chỉ máy chủ thì vẫn chỉ là một mạng và ngược lại 7 bit để cho mạng và 1 bit cho địa chỉ máy chủ thì một mạng chỉ được một máy, như vậy không logic, ít nhất phải dùng 2 bit để mở rộng địa chỉ và 2 bit cho địa chỉ máy chủ trên từng mạng. Do vậy trên thực tế chỉ dùng như bảng sau.
Default Mask của lớp C : 255.255.255.0
Như vậy một địa chỉ mạng ở lớp C chỉ có 5 trường hợp lựa chọn trên (Hay 5 Subnet Mask khác nhau), tuỳ từng trường hợp cụ thể để quyết định số mạng con.
1/ Trường hợp 1 - Hai mạng con
Subnet Mask 255.255.255.192.
Từ một địa chỉ tiêu chuẩn tạo được địa chỉ cho hai mạng con, mỗi một mạng có 62 máy chủ.
Sử dụng hai bit (bit 7 và 6) của phần địa chỉ máy chủ để tạo mạng con. Như vậy còn lại 6 bit để phân cho máy chủ.

a/ Tính địa chỉ mạng
Địa chỉ của mạng là giá trị của bit 7 và 6 lần lượt bằng 0 và 1. Trong trường hợp chia địa chỉ mạng con không bao giờ được dùng địa chỉ khi các bit đều bằng 0 hay bằng 1. Do vậy trường hợp 2 mạng con nói trên, địa chỉ mạng con sẽ là:
    Mạng con 1: Địa chỉ mạng xxx.xxx.xxx.64
    Mạng con 2: Địa chỉ mạng xxx.xxx.xxx.128

b/ Tính địa chỉ cho máy chủ cho mạng con 1

Chúng ta chỉ còn 6 bit cho địa chỉ máy chủ trên từng mạng.

Mỗi mạng còn lại 62 địa chỉ cho máy chủ.
Mạng 1: Từ xxx.xxx.xxx. 065 đến xxx.xxx.xxx.126
c/ Tính địa chỉ cho máy chủ cho mạng con 2
Tương tự như cách tính trên ta có

Mạng 2: Địa chỉ máy chủ trên mạng 2.
Từ xxx.xxx.xxx.129 đến xxx.xxx.xxx.190.
Tổng quát lại:

a/ Mạng con thứ nhất
* / Địa chỉ mạng con: xxx.xxx.xxx.064
* / Địa chỉ các máy chủ trên mạng con này từ.
            xxx.xxx.xxx. 065

            xxx.xxx.xxx. 066

            xxx.xxx.xxx. 067

            ..............

            đến xxx.xxx.xxx. 126
 b/ Mạng con thứ 2

*/ Địa chỉ mạng con: xxx.xxx.xxx. 128

*/ Địa chỉ các máy chủ trên mạng con này từ.

            xxx.xxx.xxx. 129

            xxx.xxx.xxx. 130

            .............

            đến xxx.xxx.xxx. 190

Địa chỉ máy chủ từ 1 đến 62 và từ 193 đến 254 và 127 ; 191 bị mất, nghĩa là mất 130 địa chỉ.
Ví dụ: Địa chỉ tiêu chuẩn lớp C là 196. 200. 123
Subnetmask 255.255.255.192
Từ địa chỉ này ta có 2 mạng con là:
* Mạng 1: Địa chỉ mạng 196.200.123.064

Địa chỉ Máy chủ trên mạng này.
Từ 196.200.123.065 đến 196. 200. 123. 126.
* Mạng 2: Địa chỉ mạng 196.200.123.128
Địa chỉ máy chủ trên mạng này.
Từ 196.200.123.129 đến 196.200.123. 190

2/ Trường hợp 2 - Sáu mạng con
Subnetmask: 255.255.255.224.
Tạo được 6 mạng con, mỗi mạng con có 30 máy chủ
 a/ Tính địa chỉ Mạng con
Trưòng hợp này sử dụng 3 bit ( bit 7,6,5) của địa chỉ máy chủ (Octet 4) bổ sung cho địa chỉ mạng tiêu chuẩn để tạo mạng con.

 Bỏ trường hợp các bit đều bằng 0 hay 1, chúng ta còn lại địa chỉ của 6 mạng con sau.

            xxx.xxx.xxx.32 ; Mạng con 1

            xxx.xxx.xxx.64 ; Mạng con 2

            xxx.xxx.xxx.96 ; Mạng con 3

            xxx.xxx.xxx.128 ; Mạng con 4

            xxx.xxx.xxx.160 ; Mạng con 5

            xxx.xxx.xxx.192 ; Mạng con 6

b / Tính địa chỉ máy chủ cho mạng con 1

Như vậy địa chỉ máy chủ của mạng con 1 sẽ từ 33 đến 62.
Tương tự như cách tính đã nêu trên chúng ta có thể tính được cho tất cả các trường hợp còn lại (xem bảng 1) và được tổng hợp lại như sau.
1/ Trường hợp 1: Subnetmask 255.255.255.192
  • 2 mạng con.
  • 62 máy chủ mỗi mạng.
2/ Trường hợp 2: Subnetmask 255.255.255.224
  • 6 mạng con.
  • 30 máy chủ mỗi mạng.
3/ Trường hợp 3: Subnetmask 255.255.255.240
  • 14 mạng con.
  • 14 máy chủ mỗi mạng
4/ Trường hợp 4: Subnetmask 255.255.255.248
  • 30 mạng con.
  • 6 máy chủ mỗi mạng.
5/ Trường hợp 5: Subnetmask 255.255.255.252.
  • 62 mạng con.
  • 2 máy chủ mỗi mạng.

Xem bảng tính địa chỉ cho các trường hợp trên

Ví dụ: Địa chỉ mạng lớp C mà NIC phân cho VDC là 203.162.4.0. Trên địa chỉ này phân ra 2 mạng con thì địa chỉ sẽ là.
Mạng 1: Địa chỉ mạng 203.162.4.64.
Địa chỉ máy chủ trên mạng đó từ 203.162.4.65 đến 203.162.4.126
Mạng 2: Địa chỉ mạng 203.162.4.128.
Địa chỉ máy chủ trên mạng đó từ 203.162.4.129 đến 203.162.4.190

b/ Địa chỉ mạng con từ địa chỉ lớp B

Default Mask của lớp B là 255.255.0.0
Class B:

Net ID - Khi phân địa chỉ mạng con sử dụng Octet 3
Địa chỉ lớp B có 2 Octet thứ 3 và thứ 4 dành cho địa chỉ máy chủ nên về nguyên lý có thể lấy được cả 16 bit để tạo địa chỉ mạng . Nếu từ một địa chỉ mạng được NIC phân chúng ta định mở rộng lên 254 mạng và mỗi mạng sẽ có 254 máy chủ. Trường hợp này sẽ lấy hết 8 bit của octet thứ 3 bổ sung vào địa chỉ mạng và chỉ còn lại 8 bit thực tế cho địa chỉ máy chủ, theo cách tính số thập phân 2n giá trị của 8 bit như đã nêu ở phần lớp C, chúng ta sẽ có:

Bảng phân chia địa chỉ mạng con ở lớp B
Địa chỉ lớp B về lý thuyết có 2 octet đầu cho địa chỉ mạng, khi chia mạng con theo phương pháp sử dụng tất cả 8 bit trong 3 octet cho địa chỉ mạng, trên thực tương ứng với lớp C, như vậy về địa chỉ NIC phân là lớp B nhưng cách tổ chức địa chỉ lại ở lớp C ( Xem Bảng phụ lục phân địa chỉ mạng con ở lớp B ).
Trong bảng này cần chú ý ở cột 6 - khoảng cách địa chỉ giữa 2 mạng con giới thiệu cho chúng ta cách tính địa chỉ các mạng con, địa chỉ các máy chủ trên từng mạng liên quan tới cột 7,8,9,10.
Ví dụ: Trường hợp Subnetmask 255.255.240.0 là rõ nhất.
Chia được 14 mạng con, mỗi mạng con có 4094 máy chủ, khoảng cách địa chỉ giữa hai mạng con là 16.0 có nghĩa.
  • Mạng con 1 có địa chỉ là xxx.yyy.16.0 ; Mạng con 2 sẽ có địa chỉ là xxx.yyy.16.0 + 16.0 = xxx.yyy.32.0 cứ tiếp tục như vậy ta sẽ tính được địa chỉ của từng mạng con và mạng con 14 là xxx.yyy. 224.0.
  • Địa chỉ máy chủ đầu tiên trên mạng con 1 là xxx.yyy.16.1 ; địa chỉ máy chủ đầu tiên trên mạng con 2 sẽ là xxx.yyy.16.1 + 16.0 = xxx.yyy.32.1. Tiếp tục như vậy ta sẽ tính địa chỉ được máy chủ đầu tiên của mạng con 14 là xxx.yyy.224.1 v.v..
  • Tương tự chúng ta biết được địa chỉ cuối cùng của các máy chủ trên một mạng con.
Theo hướng dẫn này chúng ta sẽ tìm được các trường hợp khác.
Tóm lại chia địa chỉ mạng con cũng phải theo một quy luật nhất định ngoài ý muốn của chúng ta, khi chia mạng con cũng bị mất khá nhiều địa chỉ, mất ít hay nhiều tuỳ thuộc vào các trường hợp cụ thể.
Bảng phân chia địa chỉ mạng con ở lớp B:
[Click here to Read More]
Top