Đặt địa chỉ IP cho các interface trên các Router 1, 2 và 4 và sau đó thêm các “static route” vào bảng định tuyến trên các router này để chúng có thể liên lạc được với nhau.
1. Đặt hostname cho các router và kích hoạt các interface của chúng.
2. Ping qua lại giữa các interface được kết nối trực tiếp với nhau.
3. Thiết lập các static route.
4. Xem bảng định tuyến (routing table).
5. Kiểm tra lại là các router có thể ping qua lại lẫn nhau.
B. Chuẩn bị cho bài lab:
Chúng ta sẽ sử dụng Router 1, 2 và 4
C. Các bước thực hiện:
1. Dưới đây là sơ đồ kết nối giữa các router và các địa chỉ IP được gán cho các interface trên các router.
2. Sau khi cấu hình xong địa chỉ IP trên mỗi interface như trong hình trên, ta sẽ sử dụng lệnh ping để kiểm tra rằng các router được nối trực tiếp nhau thì có thể liên lạc được với nhau. Tức là khi bạn đang ở Router1 thì bạn có thể ping tới cổng Fa0/0 của Router 2 và cổng Ser2/0 của Router 4.
Trên Router 2: đặt IP cho cổng Fa0/0 và ping thử tới cổng Fa0/0 của Router 1
Trên Router 4: đặt IP cho cổng Ser2/0 và ping thử tới cổng Ser2/0 của Router 1
3. Giờ ta bắt đầu cấu hình static route trên mỗi router. Đầu tiên, xem xét R1. Ta cần tạo các static route tới bất kỳ vị trí (node) nào mà chưa được kết nối trực tiếp với R1. Nhưng rõ ràng, R1 hiện đang được kết nối trực tiếp tới cả Router 2 và Router 4 vì thế ta không cần cấu hình bất kỳ static route nào trên R1. Kế tiếp, ta sẽ kết nối tới R4.
4. Giờ vào Configuration mode trên R4 và nghĩ về câu lệnh nào được dùng để cấu hình static route cho nó? Hiện ta biết được rằng R4 không thể liên lạc với R2 bởi 2 router này không được nối trực tiếp với nhau. Cổng Ser2/0 của R4 có địa chỉ IP thuộc mạng 12.5.10.0 và được nối với cổng Ser2/0 của R1. R1 cũng được kết nối trực tiếp tới mạng 10.1.1.0 là mạng mà ta muốn R4 tới được. Vậy trong trường hợp này ta sẽ cần một static route cho mạng 10.1.1.0. Trên R4, gõ lệnh sau để thiết lập một static route tới mạng 10.1.1.0 này
R4(config)#ip route 10.1.1.0 255.255.255.0 12.5.10.1
Chúng ta vừa tạo trên R4 một route để tới mạng 10.1.1.0. Giờ thì bất cứ khi nào một gói tin được gửi cho mạng 10.1.1.0 thì nó sẽ được gửi tới router có địa chỉ IP là 12.5.10.1 (ở đây là cổng Ser2/0 của R1).
5. Hãy xem ta đã có được điều gì qua bước 4. Lúc chưa tạo static route trên, ta biết rõ là có thể ping thành công tới cổng Ser2/0 của R1 nhưng lại không thể ping tới cổng Fa0/0 của R1. Giờ ta vừa thiết lập một route tới mạng 10.1.1.0. Để chắc rằng route này hoạt động tốt, ta sẽ thử ping tới cổng Ser2/0 của R1, Fa0/0 của R1 và Fa0/0 của R2.
R4#ping 12.5.10.1
R4#ping 10.1.1.1
R4#ping 10.1.1.2
6. Qua kết quả của 3 lệnh ping được thể hiện như trong hình trên ta thấy, chỉ có duy nhất địa chỉ IP 10.1.1.2 (cổng Fa0/0 của R2) là không hề gửi lại bất cứ gói ICMP reply nào cho R4, tại sao lại như vậy?
Bạn thử hình dung và suy luận thế này: một gói tin luân chuyển trong mạng (trong trường hợp này là gói tin ICMP echo mà R4 gửi tới 10.1.1.2) có địa chỉ mạng đích là 10.1.1.0 khi tới R4 thì dựa vào static route (được lưu trong bảng định tuyến của R4) ở trên mà R4 sẽ quyết định đẩy gói tin đó ra ngoài cổng Ser2/0 của nó và chuyển tới cổng Ser2/0 của R1. Và do R1 được kết nối trực tiếp với mạng 10.1.1.0 nên R1 sẽ gửi gói tin ra ngoài cổng Fa0/0 của nó.
Sau đó, R2 nhận được gói tin mà vừa R1 gửi tới và nó muốn phản hồi lại cho R4 một thông điệp để báo rằng “Này, bạn đã tìm thấy tôi rồi!”. R2 bắt đầu kiểm tra gói tin và thấy rằng địa chỉ IP nguồn là 12.5.10.2 (cổng Ser2/0 của R4) nhưng trong bảng định tuyến của R2 hiện chưa có route nào dành cho mạng 12.5.10.0 (mà 12.5.10.2 thuộc về) nên nó đành hủy bỏ (drop) gói tin này và đồng thời không gửi lại gói tin phản hồi cho R4. Đó là lý do tại sao R4 không nhận được gói ICMP reply nào khi ping tới 10.1.1.2.
7. Xem bảng định tuyến của R4 để đảm bảo có tồn tại static route mà ta vừa tạo ở trên
8. Để hoàn tất việc cấu hình static route nhằm đảm bảo 3 router đều liên lạc được với nhau thì ta cần kết nối tới R2 và tạo một static route cho mạng 12.5.10.0 (mạng mà R4 kết nối trực tiếp tới). Gõ lệnh sau trong CLI của R2
R2(config)#ip route 12.5.10.0 255.255.255.0 10.1.1.1
Điều này có nghĩa rằng bất cứ gói tin nào R2 gửi tới mạng 12.5.10.0 sẽ phải đi qua 10.1.1.1 (cổng Fa0/0 của R1) trước.
9. Trở lại R4 và chắc rằng ta có thể ping tới tất cả các interface hiện đang hoạt động
10. Xem qua bảng định tuyến của R2
Để ý dòng được khoanh viền màu xanh ta sẽ thấy có ký tự S có nghĩa là static route. Kế tiếp ta xem mạng đích và thông tin về subnet. [1/0] lần lượt cho ta biết giá trị administrative distance (mặc định là “1”) và giá trị metric (trong trường hợp là số lượng hop) ở đây là bằng 0. Cuối cùng để đi tới mạng 12.5.10.0 này thì gói tin sẽ cần đi tới địa chỉ 10.1.1.1.
–Hết.
Đăng nhận xét