b) Đối với cấp cơ sở
- Chi uỷ, chi bộ, đảng uỷ bộ phận (nếu có) quản lý "Sổ danh sách đảng viên".
- Cấp uỷ cơ sở quản lý "Hồ sơ đảng viên" và "Sổ danh sách đảng viên" theo đúng quy định về sử dụng, bảo quản hồ sơ đảng viên; hướng dẫn, kiểm tra, thu nhận "Phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên" của đảng viên, ghi bổ sung vào lý lịch đảng viên và danh sách đảng viên của đảng bộ, chi bộ cơ sở, chuyển phiếu bổ sung lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp; định kỳ (3 tháng 1 lần) kiểm tra phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng để theo dõi số đảng viên chuyển đến báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền xử lý đảng viên quá 3 tháng không nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng mà không có lý do chính đáng; kiểm tra, bổ sung danh sách đảng viên; viết "Phiếu báo đảng viên đã từ trần" và "Phiếu báo đảng viên ra khỏi Đảng" chuyển giao cùng hồ sơ đảng viên đã từ trần, hồ sơ đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp; xét, lập hồ sơ của đảng viên bị mất, bị hỏng và báo cáo cấp uỷ cấp trên.
c) Đối với cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Trung ương về quản lý hồ sơ đảng viên ở các tổ chức đảng trực thuộc. Chỉ giao hồ sơ đảng viên cho cấp uỷ cơ sở quản lý khi có đủ điều kiện về phương tiện bảo quản và có cán bộ thực hiện việc quản lý; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận chặt chẽ.
- Quản lý "Phiếu đảng viên", "Sổ danh sách đảng viên" của các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc; hồ sơ kết nạp của đảng viên dự bị và hồ sơ của đảng viên ở các tổ chức cơ sở đảng chưa được giao quản lý.
- Định kỳ hằng năm kiểm tra danh sách đảng viên ở các cấp uỷ cơ sở trực thuộc và báo cáo lên ban tổ chức tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trang ương về các biến động của đội ngũ đảng viên theo các mẫu biểu báo cáo đã quy định.
d) Đối với ban tổ chức tỉnh uỷ, thành uỷ và tương đương
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Trung ương về quản lý hồ sơ đảng viên ở các cấp uỷ cấp dưới; bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm nghiệp vụ quản lý hồ sơ đảng viên ở các cấp uỷ trực thuộc.
- Hằng năm tổ chức đối khớp và rút kinh nghiệm về công tác quản lý hồ sơ đảng viên và báo cáo Ban Tổ chức Trung ương.
9- Chuyển sinh hoạt đảng
Việc chuyển sinh hoạt đảng thực hiện theo quy định tại điểm 13 Quy định 45-QĐ/TW, cụ thể là :
9.1- Trách nhiệm của đảng viên và cấp uỷ về chuyển sinh hoạt đảng
a) Đối với đảng viên
- Đảng viên phải xuất trình quyết định của cấp có thẩm quyền cho chuyển công tác, thay đổi nơi cư trú và bản tự kiểm điểm về ưu, khuyết điểm thực hiện nhiệm vụ đảng viên trong một năm trước thời điểm chuyển sinh hoạt đảng, báo cáo chi uỷ, chi bộ làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức hoặc sinh hoạt đảng tạm thời đến đảng bộ mới.
- Đảng viên phải bảo quản hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng, nếu để mất giấy giới thiệu sinh hoạt đảng và hồ sơ thì phải báo cáo ngay với cấp uỷ nơi đã làm thủ tục trước đó (tường trình rõ lý do bị mất và bản xác nhận của công an xã, phường hoặc huyện, quận... nơi bị mất hồ sơ chuyển sinh hoạt) để cấp uỷ xem xét và giới thiệu với cấp uỷ cơ sở nơi chuyển đi xét, lập lại hồ sơ đảng viên và làm lại thủ tục chuyển sinh hoạt đảng.
b) Đối với cấp uỷ cơ sở
- Chi uỷ, chi bộ trực tiếp làm thủ tục giới thiệu, ghi nhận xét vào bản kiểm điểm của đảng viên và giao cho bí thư hoặc phó bí thư của cấp uỷ ký giấy giới thiệu sinh hoạt đảng.
- Đảng uỷ cơ sở, chi uỷ, chi bộ cơ sở trực tiếp làm thủ tục giới thiệu; nhận xét, đóng dấu chứng nhận vào bản kiểm điểm đảng viên; xét cấp lại và chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên bị mất hồ sơ; quản lý sổ giới thiệu sinh hoạt đảng, bí thư, phó bí thư, uỷ viên ban thường vụ của cấp uỷ ký giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng.
c) Đối với cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Trung ương về giới thiệu sinh hoạt đảng ở các cấp uỷ trực thuộc; xử lý các trường hợp đảng viên chậm nộp hồ sơ hoặc không nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng; đồng chí bí thư, phó bí thư, uỷ viên ban thường vụ, trưởng ban tổ chức của cấp uỷ ký giấy giới thiệu sinh hoạt đảng và đóng dấu của cấp uỷ.
Các cấp uỷ cấp trên của tổ chức cơ sở đảng (cấp uỷ sư đoàn, quân khu, quân, binh chủng...) trong Đảng bộ Quân đội do đồng chí bí thư, phó bí thư, uỷ viên thường vụ ký và đóng dấu của cấp uỷ, hoặc lãnh đạo cơ quan chính trị, cơ quan tổ chức trong quân đội ký và đóng dấu của cơ quan chính trị. Cấp uỷ cấp trên của tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ Công an do đồng chí bí thư, phó bí thư, uỷ viên ban thường vụ ký và đóng dấu của cấp uỷ; cơ quan xây dựng lực lượng công an nhân dân ký, đóng dấu của cơ quan xây dựng lực lượng, nếu ký thừa lệnh ban thường vụ cấp uỷ thì đóng dấu cấp uỷ.
- Chỉ đạo ban tổ chức cấp uỷ thực hiện thủ tục giới thiệu sinh hoạt đảng, viết phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng và sử dụng, quản lý sổ giới thiệu sinh hoạt đảng.
d) Đối với tỉnh uỷ và tương đương
- Chỉ đạo các cấp uỷ trực thuộc thực hiện quy định của Trung ương về giới thiệu sinh hoạt đảng. Tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương được uỷ nhiệm cho ban tổ chức của cấp mình; Quân uỷ Trung ương được uỷ nhiệm cho Tổng cục Chính trị hoặc Cục Tổ chức; Đảng uỷ Công an Trung ương được uỷ nhiệm cho Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân hoặc Cục Tổ chức cán bộ; Đảng uỷ Ngoài nước được uỷ nhiệm cho Ban Tổ chức làm nhiệm vụ giới thiệu sinh hoạt đảng cho tổ chức đảng và đảng viên.
- Các cơ quan của cấp uỷ được giao nhiệm vụ nêu trên có trách nhiệm giúp cấp uỷ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc, thủ tục về giới thiệu sinh hoạt đảng ở cấp uỷ cấp dưới; bồi dưỡng cán bộ làm nghiệp vụ; hằng năm rút kinh nghiệm về công tác giới thiệu sinh hoạt đảng, báo cáo Ban Tổ chức Trung ương.
- Thẩm quyền ký giấy giới thiệu sinh hoạt đảng :
+ Ban tổ chức tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương do trưởng ban, phó trưởng ban ký và đóng dấu.
+ Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân do lãnh đạo Tổng cục và Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ ký và đóng dấu.
+ Tổng cục Chính trị do lãnh đạo Tổng cục Chính trị ký, đóng dấu của Tổng cục Chính trị. Nếu lãnh đạo Cục Tổ chức và Trưởng Phòng Quản lý đảng viên ký thì đóng dấu của Cục.
+ Đảng uỷ Ngoài nước do Bí thư, phó bí thư, hoặc lãnh đạo Ban Tổ chức ký và đóng dấu.
Các đồng chí được ký giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng phải bảo đảm các nguyên tắc, thủ tục chuyển sinh hoạt đảng và chịu trách nhiệm trước cấp uỷ.
đ) Đảng viên chuyển sinh hoạt đảng chính thức hoặc tạm thời từ tổ chức đảng ở trong nước ra tổ chức đảng của ta ở ngoài nước và đảng viên ở ngoài nước trở về nước, thì Đảng uỷ Ngoài nước làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên. Trường hợp xét thấy cần thiết, Đảng uỷ Ngoài nước có thể uỷ nhiệm cho cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi có đảng viên chuyển đi làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng; trong thời hạn 90 ngày làm việc, tổ chức đảng nơi chuyển đi và nơi tiếp nhận có trách nhiệm báo cáo Đảng uỷ Ngoài nước và chuyển giao các hồ sơ, giấy tờ theo hướng dẫn của Đảng uỷ Ngoài nước.
9.2- Thủ tục chuyển sinh hoạt đảng
9.2.1- Chuyển sinh hoạt đảng chính thức (cắt khỏi đảng số của đảng bộ)
a) Ở trong nước
- Đảng viên được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển công tác sang đơn vị khác, được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, phục viên hoặc thay đổi nơi cư trú lâu dài; đảng viên đi công tác biệt phái hoặc đến làm họp đồng không thời hạn từ 12 tháng trở lên ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và hội quần chúng, thì giải quyết việc chuyển sinh hoạt đảng như sau :
+ Ở những nơi có tổ chức đảng : Được chuyển sinh hoạt đảng chính thức đến tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên đến làm việc hoặc nơi cư trú lâu dài.
+ Ở những nơi chưa có tổ chức đảng : Nếu cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp... ở quá xa nơi đảng viên thường trú, thì được chuyển sinh hoạt đảng chính thức đến đảng bộ nơi đảng viên tạm trú. Trường hợp đảng viên đến làm việc ở gần nơi thường trú, thì đảng viên vẫn sinh hoạt ở đảng bộ cũ.
- Đảng viên là học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường ở trong nước mà chưa có nơi nhận làm việc hoặc nơi làm việc chưa có tổ chức đảng thì đảng uỷ nhà trường có thể để đảng viên sinh hoạt ở đảng bộ nhà trường trong 12 tháng (hoặc chuyển sinh hoạt đảng về tổ chức đảng nơi cư trú theo đề nghị của đảng viên), quá thời hạn này thì giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên về đảng bộ nơi cư trú.
b) Ra ngoài nước và từ ngoài nước về
- Đảng viên được cử đi công tác, học tập, lao động, được cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho đi thăm người thân... ở ngoài nước từ 12 tháng trở lên, nếu ở đó chưa có tổ chức đảng thì giải quyết việc chuyển sinh hoạt đảng như sau :
+ Đảng viên đi đơn lẻ thì Đảng uỷ Ngoài nước trực tiếp hướng dẫn sinh hoạt đảng. Khi đảng viên ở ngoài nước trở về thì phải có bản tự kiểm điểm trong thời gian ở ngoài nước (về giữ gìn tư cách đảng viên, thực hiện nhiệm vụ được giao...), có xác nhận của tổ chức đảng hoặc cơ quan đại diện của ta ở nước sở tại; các trường hợp khác thực hiện theo hướng dẫn của Đảng uỷ Ngoài nước.
+ Đảng viên đi ra nước ngoài lập đoàn có từ 3 đảng viên chính thức trở lên thì Đảng uỷ Ngoài nước ra quyết định thành lập chi bộ đảng, chỉ định chi uỷ lâm thời, giao nhiệm vụ cho chi bộ trong thời gian ở ngoài nước. Khi đảng viên trở về, chi uỷ nhận xét vào bản kiểm điếm của đảng viên để Đảng uỷ Ngoài nước xem xét, giới thiệu sinh hoạt đảng cho đảng viên về sinh hoạt đảng ở trong nước.
9.2.2- Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời (không cắt đảng số ở đảng bộ)
Việc chuyển sinh hoạt đảng tạm thời được thực hiện đối với các trường hợp sau :
a) Ở trong nước
Đảng viên đi công tác, học tập, làm việc (kể cả công tác biệt phái), làm hợp đồng, thay đổi nơi cư trú ở trong nước; đảng viên là cán bộ, công nhân viên ở các doanh nghiệp, là xã viên các hợp tác xã vì không có việc làm phải về nơi cư trú nghỉ chờ việc làm... trong thời gian từ 3 tháng đến dưới 12 tháng; đảng viên được cử đi học ở các trường trong nước từ 3 tháng đến 24 tháng, sau đó lại trở về đơn vị cũ.
b) Ra ngoài nước
Đảng viên đi công tác, học tập, lao động, chữa bệnh, đi thăm người thân ở nước ngoài... (được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép) từ 3 tháng đến dưới 12 tháng, sau đó lại trở về nước thì Đảng uỷ Ngoài nước hướng dẫn thủ tục chuyển sinh hoạt tạm thời từ ngoài nước về Việt Nam hoặc sang nước khác.
9.3- Việc quản lý sinh hoạt đảng và chuyển sinh hoạt đảng trong một số trường hợp cụ thể
a) Việc quản lý sinh hoạt của đảng viên hoạt động ở xa nơi cư trú, làm việc lưu động, không ổn định hoặc ở những nơi chưa có tổ chức đảng :
Đảng viên đi làm việc lưu động ở các địa phương trong nước, việc làm không ổn định hoặc ở những nơi chưa có tổ chức đảng, không có điều kiện trở về tham gia sinh hoạt chi bộ theo quy định của Điều lệ Đảng thì đảng viên phải làm đơn báo cáo chi bộ xem xét cho tạm miễn sinh hoạt.
Nếu đảng viên đi ra ngoài địa phương nơi cư trú (vì việc làm hoặc vì việc riêng) có lý do chính đáng và thời gian dưới 12 tháng thì chi bộ xét, đề nghị đảng uỷ cơ sở cho đảng viên được tạm miễn sinh hoạt đảng và công tác trong thời gian đó. Đảng viên phải đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương nơi đến và giữ gìn tư cách đảng viên, đóng đảng phí theo quy định; hết thời gian phải có nhận xét của cơ quan, chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp...) ở nơi đến để chi bộ bố trí sinh hoạt đảng trở lại. Nếu ở nơi đến, đảng viên không thực hiện được việc đăng ký tạm trú, hết thời gian trên phải làm bản tự kiểm điểm về việc giữ gìn tư cách đảng viên, báo cáo chi bộ để chi bộ xét cho sinh hoạt đảng trở lại.
Trường hợp đảng viên cần tiếp tục đi thêm đợt mới, thì phải có đơn báo cáo với chi bộ để chi bộ xem xét, quyết định.
b) Việc chuyển sinh hoạt đảng đối với đảng viên nghỉ chờ làm thủ tục nghỉ hưu theo chế độ :
Trong thời gian đảng viên nghỉ chờ làm thủ tục nghỉ hưu thì được chuyển sinh hoạt đảng tạm thời về đảng bộ nơi đảng viên cư trú; nếu đảng viên có đơn đề nghị, chi bộ xét cho miễn sinh hoạt đảng. Sau khi cấp có thẩm quyền làm xong thủ tục nghỉ hưu (cấp sổ hưu trí), tổ chức đảng chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên về đảng bộ nơi cư trú.
c) Việc chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên do yêu cầu công tác phải chuyển tiếp hoặc do tổ chức đảng nơi đảng viên chuyển đi giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng sai địa chỉ :
- Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng đến làm công văn riêng kèm theo hồ sơ đảng viên để giới thiệu đảng viên đến cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng sẽ chuyển đến.
- Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên chuyển đến căn cứ công văn và hồ sơ đảng viên xem xét, làm thủ tục tiếp nhận sinh hoạt đảng cho đảng viên theo quy định.
d) Chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên ở tổ chức đảng bị giải tán hoặc giải thể :
- Đảng viên ở chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở bị giải tán thì cấp uỷ cơ sở làm thủ tục giới thiệu đảng viên đến nơi sinh hoạt mới.
- Đảng viên ở đảng bộ, chi bộ cơ sở bị giải tán thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng căn cứ hồ sơ đảng viên giới thiệu đảng viên đến đảng bộ mới theo trình tự, thủ tục quy định để được tham gia sinh hoạt đảng.
- Tổ chức đảng giải thể thì thực hiện việc chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên sau khi có quyết định giải thể.
đ) Việc giới thiệu và quản lý đảng viên đang công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp, đon vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi uỷ, đảng uỷ cơ sở nơi cư trú :
- Việc giới thiệu đảng viên đang công tác về nơi cư trú thực hiện theo quy định tại Điều 3, Quy định số 76-QĐ/TW, ngày 15-6-2000 của Bộ Chính trị (khoá VIII); nay quy định cụ thể thêm một số điểm như sau :
+ Cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên đang công tác giới thiệu đảng viên về giữ mối liên hệ với cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên cư trú (không phân biệt nơi cư trú của đảng viên ở trong hay ngoài phạm vi của đảng bộ tỉnh, thành phố).
+ Cấp uỷ cơ sở nơi cư trú của đảng viên tiếp nhận đảng viên, vào sổ theo dõi và thông báo cho chi uỷ chi bộ nơi cư trú của đảng viên theo dõi, quản lý, giúp đỡ đảng viên hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại Điều 2, Quy định số 76-QĐ/TW của Bộ Chính trị.
- Theo dõi, quản lý đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với chi uỷ, đảng uỷ nơi cư trú như sau :
+ Cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên đang làm việc lập sổ theo dõi việc giới thiệu đảng viên về nơi cư trú, tập hợp ý kiến nhận xét đảng viên của chi uỷ, đảng uỷ cơ sở nơi cư trú và chỉ đạo chi bộ nơi đảng viên đang sinh hoạt xem xét, xử lý những vấn đề có liên quan đến đảng viên.
+ Cấp uỷ cơ sở nơi cư trú của đảng viên chỉ đạo chi bộ trực thuộc theo dõi, quản lý đảng viên; định kỳ hằng năm hoặc khi cần thiết thông báo với cấp uỷ, chi bộ nơi đảng viên đang làm việc về việc đảng viên thực hiện nhiệm vụ ở nơi cư trú (trực tiếp hoặc bằng văn bản) theo Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
9.4- Sử dụng, bảo quản giấy giới thiệu sinh hoạt đảng
Các loại giấy giới thiệu sinh hoạt đảng do Ban Tổ chức Trung ương phát hành thống nhất và chỉ được sử dụng để giới thiệu đảng viên chuyển sinh hoạt đảng. Khi sử dụng, các cấp uỷ phải dùng đúng mẫu và ghi đúng vị trí từng ô trong giấy giới thiệu sinh hoạt đảng. Định kỳ hằng năm, ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương báo cáo Ban Tổ chức Trung ương về tình hình sử dụng, bảo quản giấy giới thiệu sinh hoạt đảng.
9.5- Thủ tục chuyển giao tổ chức và chuyển sinh hoạt đảng tập thể cho đảng viên ở những nơi thành lập mới, chia tách hoặc sáp nhập
a) Việc chuyển giao các tổ chức đảng giữa đảng bộ tỉnh, thành phố và đảng uỷ khối ở Trung ương phải được sự đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương.
b) Sau khi cấp uỷ có thẩm quyền quyết định thành lập mới, chia tách hoặc sáp nhập tổ chức đảng thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp tiến hành làm thủ tục chuyển giao tổ chức và chuyển sinh hoạt đảng tập thể cho đảng viên trong mỗi cấp như sau :
- Việc chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên trong phạm vi nội bộ đảng bộ cơ sở, đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng, đảng bộ trực thuộc Trung ương thì cấp uỷ cơ sở, cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng, cấp uỷ trực thuộc Trung ương ra quyết định chuyển giao và tổ chức thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng và đảng viên.
- Việc chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên ngoài phạm vi đảng bộ cơ sở, đảng bộ cấp trên trực tiếp, đảng bộ trực thuộc Trung ương thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng nơi chuyển giao ra quyết định chuyển giao; cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng nơi tiếp nhận ra quyết định tiếp nhận. Sau đó tiến hành thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên.
- Ban tổ chức cấp uỷ nơi giao, nơi nhận giúp cấp uỷ hoàn thiện thủ tục, hồ sơ bàn giao.
10- Xoá tên đảng viên trong danh sách đảng viên và đảng viên xin ra khỏi Đảng
10.1- Việc xoá tên đảng viên trong danh sách đảng viên
a) Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ. Trường hợp chi uỷ đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó.
b) Chi bộ, đảng uỷ bộ phận (nếu có), đảng uỷ cơ sở, cấp có thẩm quyền xem xét xoá tên đảng viên, thực hiện thủ tục xem xét theo hướng dẫn tại điểm 4 (4.6) của Hướng dẫn này.
c) Giải quyết khiếu nại xoá tên đảng viên : thực hiện theo quy định tại điểm 17, Quy định 45-QĐ/TW.
10.2- Đảng viên xin ra khỏi Đảng
a) Đối tượng và thủ tục
- Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối vói những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.
- Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.
- Chi bộ, đảng uỷ bộ phận (nếu có), đảng uỷ cơ sở xem xét, báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xoá tên trong danh sách đảng viên.
Đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền kết nạp đảng viên, khai trừ đảng viên thì ra quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên.
b) Đảng viên đã được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu có nhu cầu được cấp giấy xác nhận tuổi đảng thì cấp uỷ có thẩm quyền xét, cấp "Giấy xác nhận tuổi đảng" cho những người đó.
11.1- Đối với đại hội đảng bộ, chi bộ tiến hành theo nhiệm kỳ, thực hiện đầy đủ các nội dung mà Điều lệ Đảng quy định thì nhiệm kỳ được tính theo thời điểm tiến hành đại hội. Số thứ tự đại hội tiếp nối theo thứ tự các nhiệm kỳ trước.
11.2- Những đảng bộ, chi bộ do chia tách, sáp nhập thì cách tính số thứ tự nhiệm kỳ đại hội là : số thứ tự đại hội qua các thời kỳ lịch sử (kể cả thời gian chia tách, sáp nhập) cộng thêm nhiệm kỳ hiện tại; đảng bộ, chi bộ được thành lập mới thì tính theo nhiệm kỳ mới.
Ví dụ : Đảng bộ huyện X có thời gian trước khi chia tách, sáp nhập là 10 nhiệm kỳ + thời gian chia tách, sáp nhập 3 nhiệm kỳ + nhiệm kỳ hiện tại là Đại hội lần thứ 14.
- Một đảng bộ, chi bộ được tách làm hai thì hai đảng bộ, chi bộ mới được tính nhiệm kỳ liên tiếp như nhau.
- Một đảng bộ, chi bộ được thành lập mới, hoặc được thành lập từ nhiều đơn vị khác nhau thì tính nhiệm kỳ đầu tiên. Trường hợp đặc biệt cần phải tính khác thì báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định.
11.3- Nhiệm kỳ của đảng uỷ bộ phận như nhiệm kỳ của đảng uỷ cơ sở; đảng uỷ bộ phận do đại hội đảng bộ bộ phận bầu; số lượng cấp uỷ viên của đảng uỷ bộ phận không quá 7 cấp uỷ viên.
a) Đại biểu dự đại hội vòng 2 gồm các đại biểu đã dự đại hội vòng 1 còn đủ tư cách. Trong thời gian từ đại hội vòng 1 đến vòng 2, nếu đảng viên không phải là đại biểu dự đại hội vòng 1, được cấp trên chỉ định bổ sung vào cấp uỷ, thì các đồng chí đó là đại biểu đương nhiên của đại hội, được cộng vào tổng số đại biểu triệu tập. Nếu đảng bộ, chi bộ thiếu đại biểu thì có thể bầu bổ sung cho đủ số lượng được phân bổ thông qua hội nghị đảng bộ, chi bộ.
b) Các đại biểu dự khuyết thay đại biểu chính thức trong đại hội vòng 1 và đã được đại hội công nhận thì vẫn dự đại hội vòng 2 với tư cách là đại biểu chính thức (nếu còn đủ tư cách).
c) Sau đại hội vòng 1, nếu có đại biểu chuyển công tác, sinh hoạt đảng ra ngoài đảng bộ, thì đảng bộ đó được cử đại biểu dự khuyết thay. Nếuchuyển công tác, sinh hoạt đảng sang đơn vị khác nhưng trong cùng đảng bộ, thì cấp uỷ triệu tập đại hội vẫn triệu tập đồng chí đó về dự đại hội vòng 2.
d) Trường hợp sau đại hội vòng l mà có tổ chức cơ sở đảng được chuyển từ đảng bộ này sang đảng bộ khác, thì đoàn đại biểu của tổ chức cơ sở đảng đó được tham dự đại hội vòng 2 của đảng bộ mới (nếu có). Đoàn chủ tịch phải báo cáo việc này với đại hội.
đ) Trường hợp 2 tổ chức đảng hợp nhất mà vẫn ở trong cùng một đảng bộ, thì 2 đoàn đại biểu của 2 tổ chức đảng đó hợp nhất thành một đoàn để dự đại hội cấp trên.
e) Trường hợp một tổ chức đảng tách làm hai mà vẫn trong cùng một đảng bộ thì tách ra làm 2 đoàn đại biểu để đi dự đại hội cấp trên. Nếu cần, cấp uỷ triệu tập đại hội hướng dẫn cho đảng bộ cấp dưới bầu bổ sung đại biểu.
g) Trường hợp ở đại hội vòng 1, do không tổ chức được đại hội nên cấp uỷ triệu tập đại hội đã chỉ định đại biểu đi dự đại hội cấp trên; đến đại hội vòng 2, nếu có điều kiện tổ chức đại hội, cấp uỷ cấp trên cần hưóng dẫn để đại hội đảng bộ bầu đại biểu đi dự đại hội vòng 2 của đại hội đảng bộ cấp trên thay cho đại biểu được chỉ định đã dự đại hội vòng 1.
h) Đảng bộ nào tại đại hội vòng 1 bầu không đúng nguyên tắc, thủ tục, có đồng chí không được công nhận là đại biểu, hoặc bầu thiếu đại biểu, thì đến đại hội vòng 2 cấp uỷ cấp trên hướng dẫn đế đảng bộ cấp dưới bầu bổ sung cho đủ số lượng đại biểu đã được phân bố. Nếu bầu không đủ đại biểu chính thức thì không được cử đại biểu dự khuyết thay thế.
i) Đại hội vòng 1 đã biểu quyết thông qua việc thẩm tra tư cách đại biểu đến đại hội vòng 2 ban thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo với đại hội về kết quả thẩm tra những đại biểu bị khiếu nại, tố cáo mà ở đại hội vòng 1 không đủ thời gian xem xét, kết luận. Những đại biểu vi phạm kỷ luật đến mức bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ, bị khởi tố, bị truy tố trước pháp luật hoặc bị tạm giam, thì cấp uỷ không triệu tập đến dự đại hội và báo cáo để đoàn chủ tịch trình đại hội biết.
12.2- Đại biểu đã được bầu dự đại hội đảng bộ cấp trên, khi thay đổi công tác sang đảng bộ khác nhưng cùng trực thuộc đảng bộ cấp trên, thì tham gia đoàn đại biểu đảng bộ cũ; nếu được cử làm trưởng đoàn cần sinh hoạt với đoàn đại biểu đảng bộ mới thì chuyển đại biểu về sinh hoạt tại đoàn đại biểu mới; đảng bộ cũ không cử đại biểu dự khuyết thay thế đại biểu đó.
12.3- Thành viên đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu ở vòng 2 : là những thành viên của đại hội vòng 1, trừ trường hợp chuyển công tác ra ngoài đảng bộ, vắng mặt tại đại hội có lý do chính đáng hoặc vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 11 (điểm 5) Điều lệ Đảng; riêng thành viên ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội, nếu vi phạm kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên thì không giao nhiệm vụ này tại đại hội vòng 2. Đại hội bầu bổ sung số thiếu.
12.4- Việc đảng viên được miễn công tác, miễn sinh hoạt và đảng viên chuyển sinh hoạt tạm thời đến đảng bộ khác về tham dự đại hội :
Cấp uỷ cấp triệu tập đại hội phải thông báo và triệu tập số đảng viên được miễn công tác, miễn sinh hoạt và đảng viên đã chuyển sinh hoạt tạm thời đến đảng bộ khác về dự đại hội. Nếu về dự đại hội, số đảng viên này được tính vào tổng số đảng viên dự đại hội, nếu không về dự đại hội thì không tính vào tổng số đảng viên dự đại hội để tính kết quả bầu cử trong đại hội.
12.5- Việc tham gia cấp uỷ nơi sinh hoạt chính thức của cấp uỷ viên được cử đi học :
Cấp uỷ viên được cử đi học, đã chuyển sinh hoạt đảng tạm thời đến trường thì đồng chí đó vẫn tính trong đảng số của đảng bộ và vẫn là cấp uỷ viên của đảng bộ nơi sinh hoạt chính thức, cấp uỷ viên đi học dài hạn, đã chuyển sinh hoạt chính thức đến trường thì thôi tham gia cấp uỷ; nếu cần giới thiệu để bầu vào cấp uỷ khoá mới thì đồng chí đó phải chuyển sinh hoạt chính thức về đảng bộ nơi cử đi học và thực hiện các thủ tục để giới thiệu tham gia cấp uỷ hoặc được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên như các đảng viên khác.
Đại hội đảng bộ có thể tiến hành hai phiên : phiên trù bị và phiên chính thức.
13.1- Trong phiên trù bị thực hiện các nội dung : Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, thông qua nội quy, chương trình làm việc của đại hội, quy chế bầu cử, quy chế làm việc, hướng dẫn sinh hoạt của đại biểu.
13.2- Trong phiên chính thức thực hiện những nội dung quy định tại các Điều 15, 18, 22, 24 của Điều lệ Đảng, phù hợp với mỗi cấp : Trung ương, tỉnh, huyện và tương đương, cơ sở.
13.3- Trang trí trong đại hội như sau (nhìn từ dưới lên) :
- Trên cùng là khẩu hiệu "Đảng Cộng sản Việt Nam Quang vinh muôn năm"; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác - Lênin (bên phải).
- Các khẩu hiệu hành động của đảng bộ.
Dưới là tiêu đề đại hội :
Đảng bộ A...
Đại hội lần thứ...
Nhiệm kỳ... (Nếu đại hội 2 vòng thì ghi "Vòng 1", "Vòng 2").
Đảng bộ huyện A.
Đại hội lần thứ XX.
Nhiệm kỳ 2006-2010.
- Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
- Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu (nếu đã bầu ở phiên trù bị thì mời lên làm việc).
- Diễn văn khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Đọc báo cáo chính trị.
- Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu (ở đại hội đảng viên báo cáo tình hình đảng viên tham dự đại hội).
- Thảo luận báo cáo chính trị và văn kiện cấp trên (nếu có).
- Phát biểu của đại diện cấp uỷ cấp trên (tuỳ điều kiện cụ thể để bố trí trình tự cho phù hợp).
- Thực hiện việc bầu cử (bầu ban kiểm phiếu và thực hiện các công việc theo quy trình bầu cử).
- Thông qua nghị quyết đại hội và chương trình hành động.
- Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
Một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau :
14.1- Đối với đảng uỷ cơ sở xã, phường, thị trấn, đại hội đảng bộ quyết định bầu từ 9 cấp uỷ viên trở lên, nhưng khi bầu không đủ 9 cấp uỷ viên, thì cấp uỷ cấp trên chỉ đạo củng cố, xem xét chỉ định bổ sung cấp uỷ viên để có đủ điều kiện bầu ban thường vụ cấp uỷ.
14.2- Khi thật cần thiết, do không bầu được bí thư, cấp uỷ cấp trên có thể chỉ định đảng viên trong hoặc ngoài đảng bộ, chi bộ tham gia cấp uỷ và trực tiếp làm bí thư.
14.3. Những đồng chí đã được đại hội giới thiệu vào danh sách bầu cử nhưng không trúng cử tại đại hội, nếu cấp uỷ cấp trên xem xét, quyết định việc chỉ định bổ sung vào cấp uỷ thì cần đánh giá, cân nhắc kỹ về uy tín, năng lực, cơ cấu... cụ thể từng trường hợp và chỉ xem xét khi có ít nhất trên một nửa số cấp uỷ viên đương nhiệm đồng ý giới thiệu.
14.4- Những nơi đại hội bầu thiếu trên một nửa cấp uỷ viên so với số lượng đại hội quyết định thì việc chỉ định bổ sung phải được xem xét thực hiện từng bước để bảo đảm chất lượng.
14.5- Việc chỉ định tăng thêm cấp uỷ viên ở đảng bộ cấp trên cơ sở quá 10%; cấp cơ sở quá 20% so với số lượng cấp uỷ viên mà đại hội đã quyết định thì cấp uỷ trực thuộc Trung ương đề nghị, Ban Tổ chức Trung ương trả lời bằng văn bản.
15- Việc lập cơ quan tham mưu giúp việc và đơn vị sự nghiệp của cấpuỷ; việc bố trí cán bộ chuyên trách đảng
15.1- Tổ chức cơ sở đảng không thành lập cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc, cấp uỷ phân công cấp uỷ viên phụ trách các mặt công tác văn phòng, tuyên giáo, tổ chức, kiểm tra; các thành viên nói chung đều kiêm nhiệm.
Tổ chức cơ sở đảng ở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có dưới 200 đảng viên không bố trí cán bộ chuyên trách; có từ 200 đảng viên trở lên có thể được bố trí cán bộ chuyên trách, do tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp quyết định cụ thể.
15.2- Đảng uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng ở cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp được bố trí không quá 15 cán bộ chuyên trách công tác đảng.
15.3- Đảng uỷ được giao quyền cấp trên cơ sở được lập các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc, bố trí cán bộ chuyên trách. Đối với đảng bộ có dưới 1.000 đảng viên, số cán bộ chuyên trách ở các cơ quan tham mưu giúp việc của đảng uỷ được bố trí không quá 3 người; đảng bộ có trên 1.000 đảng viên không quá 5 người; số lượng cán bộ chuyên trách cụ thể do cấp uỷ cấp trên xem xét, quyết định.
Trường hợp có yêu cầu cao hơn số biên chế nêu trên thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương.
15.4- Biên chế cán bộ chuyên trách công tác đảng của tổ chức đảng ở cơ quan, đơn vị nhà nước nằm trong tổng số biên chế của cơ quan, đơn vị đó.
Kinh phí hoạt động phục vụ cho công tác đảng nằm trong kế hoạch kinh phí hằng năm của cơ quan, đơn vị đó.
15.5- Biên chế chuyên trách công tác đảng ở doanh nghiệp do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định và doanh nghiệp tự trả lương.
16.1- Đảng viên có đủ 30, 40, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng được xét tặng Huy hiệu Đảng.
Đảng viên bị bệnh nặng được xét tặng Huy hiệu Đảng sớm, nhưng thời gian xét tặng sớm không được quá 12 tháng so với thời gian quy định.
16.2- Đảng viên đã từ trần trước ngày ban hành Hướng dẫn này mà lúc còn sống đã có đủ tuổi đảng (tính theo tháng) theo quy định tại điểm 48.lb Quy định 45-QĐ/TW thì được xét truy tặng Huy hiệu Đảng.
16.3- Mức tặng phẩm kèm theo Huy hiệu Đảng thực hiện theo Quy định của Ban Bí thư và Hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng.
16.4- Trao tặng, sử dụng, quản lý Huy hiệu Đảng :
- Việc trao tặng Huy hiệu Đảng được tổ chức vào các ngày kỷ niệm 3-2; 19-5; 2-9 và ngày 7-11 hằng năm tại tổ chức cơ sở đảng.
- Đảng viên sử dụng Huy hiệu Đảng trong các ngày lễ của Đảng, của dân tộc, trong đại hội, hội nghị của Đảng và kỷ niệm ngày vào Đảng của bản thân.
- Đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng khi từ trần, gia đình đảng viên được giữ Huy hiệu Đảng để làm lưu niệm.
- Đảng viên để mất Huy hiệu Đảng, nếu có lý do chính đáng thì được xét cấp lại Huy hiệu Đảng.
- Đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng phải giao lại Huy hiệu Đảng cho tổ chức đảng.
16.5- Trách nhiệm của cấp uỷ về xét tặng Huy hiệu Đảng
- Cấp uỷ cơ sở :
+ Làm thủ tục đề nghị cấp uỷ cấp trên xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng cho đảng viên bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên hy sinh, từ trần có đủ tiêu chuẩn.
+ Tổ chức trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên.
+ Thu hồi Huy hiệu Đảng của đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng, gửi lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng.
- Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của cấp uỷ cơ sở :
+ Xét và lập danh sách đảng viên đề nghị ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên có đủ tiêu chuẩn.
+ Quản lý sổ tặng Huy hiệu Đảng của đảng bộ.
- Tỉnh uỷ và tương đương :
+ Xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp uỷ cấp dưới thực hiện quy định của Trung ương về tặng Huy hiệu Đảng.
+ Quản lý Huy hiệu Đảng do cấp dưới đã thu hồi.
+ Hằng năm sơ kết công tác xét tặng Huy hiệu Đảng để rút kinh nghiệm và báo cáo Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương).
17.1- Khen thưởng đối với tổ chức đảng
a) Tổ chức đảng có thành tích được xét khen thưởng gồm : Đảng bộ huyện và tương đương; tổ chức cơ sở đảng; đảng bộ bộ phận; chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở; tổ đảng trực thuộc chi bộ; các cơ quan tham mưu giúp việc và đơn vị sự nghiệp của Đảng.
Các cấp uỷ có thẩm quyền xét khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên theo định kỳ hằng năm, gắn với việc tổng kết năm của đảng bộ, chi bộ; theo nhiệm kỳ đại hội 5 năm/lần đối với đảng bộ cấp huyện và tương đương; khen thưởng không theo định kỳ đối với tổ chức đảng và đảng viên có thành tích xuất sắc.
b) Xét khen thưởng chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở theo định kỳ
- Đảng uỷ cơ sở xét tặng giấy khen cho chi bộ đạt tiêu chuẩn "Trong sạch, vững mạnh" tiêu biểu trong năm.
- Ban thường vụ huyện uỷ và tương đương xét tặng giấy khen cho chi bộ đạt tiêu chuẩn "Trong sạch, vững mạnh" tiêu biểu 3 năm liền.
- Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng bằng khen cho chi bộ đạt tiêu chuẩn "Trong sạch, vững mạnh" tiêu biểu 5 năm liền.
Chi bộ đạt "Trong sạch, vững mạnh" tiêu biểu là chi bộ được đảng uỷ cơ sở xem xét, công nhận khi đánh giá chất lượng chi bộ trong năm.
c) Xét khen thưởng tổ chức cơ sở đảng theo định kỳ
- Ban thường vụ huyện uỷ và tương đương xét tặng giấy khen cho tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn "Trong sạch, vững mạnh" tiêu biểu trong năm.
- Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng bằng khen cho tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn "Trong sạch, vững mạnh" tiêu biểu 3 năm liền.
- Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng cờ cho những tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn "Trong sạch, vững mạnh" tiêu biểu 5 năm liền.
Tiêu chuẩn chi bộ, tổ chức cơ sở đảng "Trong sạch, vững mạnh" tiêu biểu thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
d) Việc xét khen thưởng đảng bộ huyện và tương đương theo định kỳ
Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng bằng khen, tặng cờ cho những đảng bộ huyện và tương đương có thành tích trong nhiệm kỳ.
đ) Khen thưởng tổ chức đảng không theo định kỳ
Ngoài việc xét khen thưởng cho tổ chức đảng theo đinh kỳ, cấp uỷ đảng cấp trên cần xét khen thưởng kịp thời những tổ chức đảng cấp dưới có thành tích đặc biệt xuất sắc, là điển hình tốt trong đảng bộ về tùng lĩnh vực bằng những hình thức khen thưởng thích họp.
e) Khen thưỏng các cơ quan tham mưu giúp việc và đon vị sự nghiệp của Đảng
Các cơ quan tham mưu giúp việc và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương căn cứ Điều lệ Đảng, Quy định 45-QĐ/TW và Luật Thi đua, khen thưởng để ban hành hướng dẫn khen thưởng thống nhất trong hệ thống các cơ quan tham mưu giúp việc và đon vị sự nghiệp của các cấp uỷ đảng.
17.2- Khen thưởng đối với đảng viên
a) Khen thưởng đảng viên theo định kỳ
- Đảng uỷ cơ sở, chi bộ cơ sở xét tặng giấy khen cho đảng viên phấn đấu đạt tiêu chuẩn "Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" trong năm.
- Ban thường vụ huyện uỷ (và tương đương) xét tặng giấy khen cho đảng viên đạt tiêu chuẩn "Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" 3 năm liền.
- Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng bằng khen cho đảng viên phấn đấu đạt tiêu chuẩn "Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" 5 năm liền.
Tiêu chuẩn "Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
b) Khen thưởng đảng viên không theo định kỳ
Ngoài việc xét khen thưởng đảng viên theo định kỳ, cấp uỷ đảng cấp trên cần xét, khen thưởng kịp thời đảng viên có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu trong từng lĩnh vực, trong thực hiện nhiệm vụ được giao như trong lao động sản xuất, học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, thể dục thể thao, quốc phòng, an ninh... được cấp có thẩm quyền trao giải thưởng hoặc có hành động dũng cảm trong chiến đấu, lao động, phòng chống thiên tai, chống tham nhũng, tiêu cực và tệ nạn xã hội, được Nhà nước xét tặng các danh hiệu anh hùng, chiên sĩ thi đua...
- Ban thường vụ huyện uỷ và tương đương xét tặng giấy khen cho đảng viên có thành tích xuất sắc, được Nhà nước trao giải thưởng trong các kỳ thi tuyển, thi đấu quốc gia; là chiến sĩ thi đua tiêu biểu cấp bộ, ngành, tỉnh, thành phố.
- Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng bằng khen cho đảng viên có thành tích đặc biệt xuất sắc, được các tổ chức quốc tế trao giải thưởng; được Nhà nước xét tặng danh hiệu anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc, đoạt giải nhất trong các kỳ thi tuyển, thi đấu quốc gia.
17.3- Tiền thưởng, kinh phí khen thưởng
a) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng của Đảng và Nhà nước thực hiện theo quy định của Ban Bí thư, Nghị định của Chính phủ, hướng dẫn của cơ quan tài chính đảng và nhà nước.
b) Định kỳ hằng năm (vào cuối quý III), cơ quan tổ chức của cấp uỷ lập dự trù kinh phí khen thưởng năm sau của đảng bộ, báo cáo ban thường vụ cấp uỷ tỉnh, thành, bộ, ngành để chuyển cho cơ quan nhà nước, cơ quan tài chính các cấp tổng hợp thành kinh phí khen thưởng chung của các cấp uỷ, ban, bộ, ngành và địa phương.
Hướng dẫn này được phổ biến đến chi bộ và thực hiện kể từ ngày ký. Hướng dẫn số 03-HD/BTCTW, ngày 31-12-2006 của Ban Tổ chức Trung ương không còn hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì các cấp uỷ báo cáo để Ban Bí thư xem xét, quyết định.
T/M BAN BÍ THƯ
Lê Hồng Anh
Hãy là người truy cập lịch sự !!!!
Hãy nhấn "like", "thank" hoặc "comment" bài viết nếu thấy hữu ích và cần thiết cho bạn !!!
Hãy truy cập và góp ý chia sẻ để Diễn đàn Blog TaPhiet_KC được phát triển hơn !!
mong đây sẽ là nơi cho các bạn vui chơi giải trí , học hỏi và chia sẻ kiến thức IT cho các bạn và cho mọi người đam mê công nghẹ và ứng dụng công nghệ !!!!!!!!
Chúc các bạn thành công !!!
Mọi chi tiết Xin liên hệ Ban quản trị Blog
Mọi sự trợ giúp trực tiếp xin liên hệ :
Email: taphietit@ymail.com
Yahoo: moitinhdaucuatoi_viet_hy@yahoo.com
Gmail: taphietit@gmail.com
Mobile: 0987530288