Hai nhà bác học nổi tiếng là Newton và Einstein bị nghi ngờ là đã mắc bệnh điên, lập dị, tự kỷ, gọi chung là hội chứng Asperger. Vấn đề này đang được tranh cãi, và giả thuyết những bộ óc thiên tài thường gắn liền với các vấn đề bất thường về tâm lý được nhiều người tin.
Asperger là gì?
Hội chứng Asperger là một bệnh sinh học thần kinh, do nhà bác học Áo Hans Asperger tìm ra năm 1944. Ông mô tả nhiều người trẻ tuổi có trí thông minh và ngôn ngữ phát triển bình thường nhưng mắc phải một dạng tự kỷ, dẫn đến kém khả năng giao tiếp trong xã hội.
Những người bị hội chứng Asperger có thể biểu hiện nhiều dạng rối loạn thần kinh từ nhẹ đến nặng như kém giao tiếp trong cộng đồng, thích đơn độc và thường có các thay đổi về tính cách... Họ thường xuyên bị ám ảnh, lo lắng về các vấn đề mình quan tâm nhưng lại thờ ơ với những sinh hoạt khác của xã hội, gặp khó khăn trong việc hiểu và diễn tả các ngôn ngữ thông dụng trong cuộc sống. Dù sự phát triển về ngôn ngữ có vẻ bình thường nhưng họ không hiểu được những câu nói phức tạp, gặp khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ ở từng ngữ cảnh khi giao tiếp. Asperger được mô tả như một bệnh tâm thần kích động, hoạt động thái quá của bệnh tự kỷ và tình trạng mất khả năng học tập ngôn ngữ.
Vị giác, khứu giác của người bị hội chứng Asperger thường nhạy cảm và dễ bị âm thanh, ánh sáng gây kích động. Họ cảm nhận thế giới quanh mình rất khác biệt, vì thế cách xử sự có vẻ kỳ quặc, lập dị do sự khác biệt trong hoạt động của hệ thần kinh, chứ không phải là bất lịch sự hoặc do hậu quả của một nền giáo dục không chu đáo.
Những người mắc chứng Asperger dễ trở thành nạn nhân của sự bắt nạt hoặc chọc ghẹo nhưng đôi khi lại có chỉ số thông minh đặc biệt xuất sắc trong một số lĩnh vực.
Einstein lẩm cẩm, Newton thuyết giảng chỗ không người
Hai nhà bác học lừng danh thế giới Einstein và Newton cũng được đưa lên "tầm ngắm" của các nhà khoa học vì một số biểu hiện bất thường trong cuộc sống. Các công trình nghiên cứu ở Đại học tổng hợp Cambridge và Oxford đã cho rằng cả hai ông đều có tính lập dị, là biểu hiện của hội chứng Asperger.
Einstein hay lẩm bẩm liên tục một câu nói, thích sống cô đơn, không giỏi trong giao tiếp, là một diễn giả nói năng lẩm cẩm, người nghe chẳng ai hiểu được.
Có một giai thoại liên quan đến tính lẩm cẩm của Eistein: Vốn dĩ Einstein rất thương mèo. Con mèo ông nuôi sinh được 4 mèo con. Ông bèn gọi thợ sửa nhà đến, bảo đục cho một lỗ lớn và 4 lỗ nhỏ để ban đêm mèo mẹ, mèo con có thể vào phòng ngủ của ông. Người thợ ngạc nhiên: "Thưa giáo sư, tôi nghĩ chỉ cần đục một lỗ lớn là đủ vì mèo mẹ vào được, tất nhiên mèo con cũng vào được". Lúc đó, nhà bác học mới thấy mình quả là khờ. Đấy cũng là một biểu hiện của hội chứng Asperger.
Còn Newton nổi tiếng với chuyện ngồi dưới gốc cây, bị trái táo rơi trúng người và nhờ đó tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn. Trong cuộc sống, ông là người nói năng khó khăn, thường quên ăn, thờ ơ, lãnh đạm. Tính lập dị còn thể hiện ở chỗ khi ông thuyết giảng, tuy không còn ai nghe nhưng ông vẫn tiếp tục giảng trong một giảng đường không người. Đến tuổi 50, ông mắc bệnh thần kinh dẫn đến tình trạng chán nản và hoang tưởng.
Lời biện minh cho các thiên tài
Nhiều người nghi ngờ giả thuyết cho rằng tính lập dị và đãng trí của hai nhà bác học trên là do hội chứng Asperger. Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu của giáo sư Simon Baron Cohen (Anh), những người bị hội chứng Asperger có thể trở thành nhân vật xuất chúng nếu họ xác định được mục tiêu thích hợp trong cuộc sống.
Theo nhà tâm lý học Glen Elliot tại Đại học California (Mỹ), thiên tài có thể lạc lõng nhưng không tự kỷ. Vì quá giỏi nên họ thường bực mình, cáu gắt khi thấy mọi người chậm hiểu, do đó tạo ra tâm lý cô lập và khó gần. Tuy nhiên, Einstein là người có khiếu hài hước nên có lẽ ông không thể là người bị hội chứng Asperger. Chuyện kể rằng có một nữ phóng viên trẻ hỏi ông: "Xin giáo sư vui lòng giải thích thật đơn giản về Thuyết tương đối để mọi người có thể hiểu được". Nhà bác học hóm hỉnh đáp: "Rất dễ, cô đứng chờ người yêu một giờ, cô sẽ thấy thời gian trôi qua rất chậm. Rồi khi người yêu đến, cô đi chơi với người yêu trong một giờ, cô sẽ thấy thời gian trôi qua rất nhanh. Đó chính là thuyết tương đối trong vũ trụ".
Ngoài sự nghiệp khoa học lẫy lừng (giải Nobel vật lý năm 1921), cuộc đời Einstein còn có 3 sự kiện quan trọng ít người biết đến:
1. Từ chối làm Tổng thống: Einstein là người Đức gốc Do Thái nên sau khi tổng thống đầu tiên của Israel qua đời, ông đã được mời về làm tổng thống thứ hai của quốc gia này vào năm 1952, Nhưng nhà bác học đã từ chối với lý do: "Tôi lấy làm xấu hổ thừa nhận rằng mình không thể đảm đương chức vụ ấy. Cả đời tôi làm việc về những vấn đề khách quan, vì vậy tôi thiếu năng lực bẩm sinh và kinh nghiệm để ứng xử hợp lý với con người cũng như nhiệm vụ quản lý".
2. Đấu tranh cho hòa bình: Một tuần trước khi qua đời, ông đã viết lá thư cuối cùng gửi cho Bertrand Russell, đồng ý đưa tên ông vào danh sách bản tuyên ngôn thúc đẩy thế giới từ bỏ các chương trình vũ khí hạt nhân. Điều đó phù hợp với mục tiêu cống hiến suốt cuộc đời của ông, đó là đấu tranh cho hòa bình thế giới.
3. Dâng hiến bộ não cho nghiên cứu khoa học: Einstein qua đời ngày 18/4/1955. Trước khi chết, ông đã có nguyện vọng hiến dâng bộ não của mình cho khoa học. Sau khi mất, não của ông đã được các nhà khoa học lấy ra khỏi hộp sọ, ngâm trong formalin rồi đo đạc, chụp ảnh, cắt thành 240 khối nhỏ ngâm trong celloidin để nghiên cứu. Từ những kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học Canada đã kết luận: Phần lập luận toán học trong não của Einstein rộng hơn 15% và không chia thành nếp gấp như người bình thường.
Nhiều người cho rằng, dù hai nhà bác học Newton và Einstein có bị hội chứng Asperger đi chăng nữa thì họ chính là những người "điên" vĩ đại của nhân loại.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
ST:Asperger là gì?
Hội chứng Asperger là một bệnh sinh học thần kinh, do nhà bác học Áo Hans Asperger tìm ra năm 1944. Ông mô tả nhiều người trẻ tuổi có trí thông minh và ngôn ngữ phát triển bình thường nhưng mắc phải một dạng tự kỷ, dẫn đến kém khả năng giao tiếp trong xã hội.
Những người bị hội chứng Asperger có thể biểu hiện nhiều dạng rối loạn thần kinh từ nhẹ đến nặng như kém giao tiếp trong cộng đồng, thích đơn độc và thường có các thay đổi về tính cách... Họ thường xuyên bị ám ảnh, lo lắng về các vấn đề mình quan tâm nhưng lại thờ ơ với những sinh hoạt khác của xã hội, gặp khó khăn trong việc hiểu và diễn tả các ngôn ngữ thông dụng trong cuộc sống. Dù sự phát triển về ngôn ngữ có vẻ bình thường nhưng họ không hiểu được những câu nói phức tạp, gặp khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ ở từng ngữ cảnh khi giao tiếp. Asperger được mô tả như một bệnh tâm thần kích động, hoạt động thái quá của bệnh tự kỷ và tình trạng mất khả năng học tập ngôn ngữ.
Vị giác, khứu giác của người bị hội chứng Asperger thường nhạy cảm và dễ bị âm thanh, ánh sáng gây kích động. Họ cảm nhận thế giới quanh mình rất khác biệt, vì thế cách xử sự có vẻ kỳ quặc, lập dị do sự khác biệt trong hoạt động của hệ thần kinh, chứ không phải là bất lịch sự hoặc do hậu quả của một nền giáo dục không chu đáo.
Những người mắc chứng Asperger dễ trở thành nạn nhân của sự bắt nạt hoặc chọc ghẹo nhưng đôi khi lại có chỉ số thông minh đặc biệt xuất sắc trong một số lĩnh vực.
Einstein lẩm cẩm, Newton thuyết giảng chỗ không người
Hai nhà bác học lừng danh thế giới Einstein và Newton cũng được đưa lên "tầm ngắm" của các nhà khoa học vì một số biểu hiện bất thường trong cuộc sống. Các công trình nghiên cứu ở Đại học tổng hợp Cambridge và Oxford đã cho rằng cả hai ông đều có tính lập dị, là biểu hiện của hội chứng Asperger.
Einstein hay lẩm bẩm liên tục một câu nói, thích sống cô đơn, không giỏi trong giao tiếp, là một diễn giả nói năng lẩm cẩm, người nghe chẳng ai hiểu được.
Có một giai thoại liên quan đến tính lẩm cẩm của Eistein: Vốn dĩ Einstein rất thương mèo. Con mèo ông nuôi sinh được 4 mèo con. Ông bèn gọi thợ sửa nhà đến, bảo đục cho một lỗ lớn và 4 lỗ nhỏ để ban đêm mèo mẹ, mèo con có thể vào phòng ngủ của ông. Người thợ ngạc nhiên: "Thưa giáo sư, tôi nghĩ chỉ cần đục một lỗ lớn là đủ vì mèo mẹ vào được, tất nhiên mèo con cũng vào được". Lúc đó, nhà bác học mới thấy mình quả là khờ. Đấy cũng là một biểu hiện của hội chứng Asperger.
Còn Newton nổi tiếng với chuyện ngồi dưới gốc cây, bị trái táo rơi trúng người và nhờ đó tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn. Trong cuộc sống, ông là người nói năng khó khăn, thường quên ăn, thờ ơ, lãnh đạm. Tính lập dị còn thể hiện ở chỗ khi ông thuyết giảng, tuy không còn ai nghe nhưng ông vẫn tiếp tục giảng trong một giảng đường không người. Đến tuổi 50, ông mắc bệnh thần kinh dẫn đến tình trạng chán nản và hoang tưởng.
Lời biện minh cho các thiên tài
Nhiều người nghi ngờ giả thuyết cho rằng tính lập dị và đãng trí của hai nhà bác học trên là do hội chứng Asperger. Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu của giáo sư Simon Baron Cohen (Anh), những người bị hội chứng Asperger có thể trở thành nhân vật xuất chúng nếu họ xác định được mục tiêu thích hợp trong cuộc sống.
Theo nhà tâm lý học Glen Elliot tại Đại học California (Mỹ), thiên tài có thể lạc lõng nhưng không tự kỷ. Vì quá giỏi nên họ thường bực mình, cáu gắt khi thấy mọi người chậm hiểu, do đó tạo ra tâm lý cô lập và khó gần. Tuy nhiên, Einstein là người có khiếu hài hước nên có lẽ ông không thể là người bị hội chứng Asperger. Chuyện kể rằng có một nữ phóng viên trẻ hỏi ông: "Xin giáo sư vui lòng giải thích thật đơn giản về Thuyết tương đối để mọi người có thể hiểu được". Nhà bác học hóm hỉnh đáp: "Rất dễ, cô đứng chờ người yêu một giờ, cô sẽ thấy thời gian trôi qua rất chậm. Rồi khi người yêu đến, cô đi chơi với người yêu trong một giờ, cô sẽ thấy thời gian trôi qua rất nhanh. Đó chính là thuyết tương đối trong vũ trụ".
Ngoài sự nghiệp khoa học lẫy lừng (giải Nobel vật lý năm 1921), cuộc đời Einstein còn có 3 sự kiện quan trọng ít người biết đến:
1. Từ chối làm Tổng thống: Einstein là người Đức gốc Do Thái nên sau khi tổng thống đầu tiên của Israel qua đời, ông đã được mời về làm tổng thống thứ hai của quốc gia này vào năm 1952, Nhưng nhà bác học đã từ chối với lý do: "Tôi lấy làm xấu hổ thừa nhận rằng mình không thể đảm đương chức vụ ấy. Cả đời tôi làm việc về những vấn đề khách quan, vì vậy tôi thiếu năng lực bẩm sinh và kinh nghiệm để ứng xử hợp lý với con người cũng như nhiệm vụ quản lý".
2. Đấu tranh cho hòa bình: Một tuần trước khi qua đời, ông đã viết lá thư cuối cùng gửi cho Bertrand Russell, đồng ý đưa tên ông vào danh sách bản tuyên ngôn thúc đẩy thế giới từ bỏ các chương trình vũ khí hạt nhân. Điều đó phù hợp với mục tiêu cống hiến suốt cuộc đời của ông, đó là đấu tranh cho hòa bình thế giới.
3. Dâng hiến bộ não cho nghiên cứu khoa học: Einstein qua đời ngày 18/4/1955. Trước khi chết, ông đã có nguyện vọng hiến dâng bộ não của mình cho khoa học. Sau khi mất, não của ông đã được các nhà khoa học lấy ra khỏi hộp sọ, ngâm trong formalin rồi đo đạc, chụp ảnh, cắt thành 240 khối nhỏ ngâm trong celloidin để nghiên cứu. Từ những kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học Canada đã kết luận: Phần lập luận toán học trong não của Einstein rộng hơn 15% và không chia thành nếp gấp như người bình thường.
Nhiều người cho rằng, dù hai nhà bác học Newton và Einstein có bị hội chứng Asperger đi chăng nữa thì họ chính là những người "điên" vĩ đại của nhân loại.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
http://tranhung09.blogspot.com/2011/03/nhung-nguoi-ien-ky.html
Đăng nhận xét