Truyện Cười BlogTaPhiet KC

Chat Box


--------------:Search

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

Bí quyết tăng doanh thu và giảm rủi ro

ChoiBlog.TK
Doanh nghiệp nào chẳng có kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh là tái hiện có thể được sử dụng để huy động vốn. Nhưng khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thực tế, kế hoạch tất nhiên bị thay đổi ít nhiều. Dù cho doanh nghiệp có thực hiện nghiên cứu thị trường trước và tổ chức bộ máy khoa học đến đâu thì hoạt động kinh doanh hàng ngày luôn chứa đựng nhiều yếu tố gây xáo trộn. Khi đó, cái mà doanh nghiệp cần sẽ là một kế hoạch tăng doanh thu...

Hãy thu thập các thông tin về những gì đang xảy ra bên trong doanh nghiệp, sau đó viết ra kế hoạch tăng doanh thu. Bản kế hoạch này không cần phải dài dòng, chỉ cần tập trung vào một số điểm cụ thể cần làm nhằm đưa doanh nghiệp nâng cao được doanh số. Dưới đây là tám bước để xây dựng một kế hoạch phát triển kinh doanh hiệu quả dành cho doanh nghiệp nhỏ.

1.Kiểm tra việc thực hiện các cam kết.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ khởi đầu với rất nhiều hoạt động, nhưng sau đó nhanh chóng nhận ra các hoạt động này đều bị “bốc hơi”. Hãy nghiêm túc nhìn lại xem doanh nghiệp đã thực hiện được bao nhiêu cam kết, lời hứa đối với khách hàng. Ngoài các sản phẩm và dịch vụ ưu việt, doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân viên tuyến trên, những người trực tiếp làm việc với khách hàng. Những vấn đề tồn tại hay nhược điểm cần phải được nhanh chóng khắc phục.


2. Nghiên cứu lại thị trường.
Sự hiểu biết sâu sắc về thị trường quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Có thể doanh nghiệp đã thực hiện nghiên cứu thị trường khi mới khởi nghiệp nhưng quan điểm, nhận thức của khách hàng nhanh chóng thay đổi theo thời gian. Vì vậy, cần xem lại các kết quả nghiên cứu thị trường ban đầu và điều chỉnh theo thực tế nếu cần thiết.

3. Làm sống lại ý thức vươn lên mạnh mẽ.
Ý thức vươn lên của doanh nghiệp có được khi mọi thành viên của doanh nghiệp đều nắm rõ sứ mệnh của họ. Nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp nên thường xuyên chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh với những người khác, vạch ra những mục tiêu cụ thể và giao cho nhân viên thực hiện những hành động cụ thể để đạt được những mục tiêu đã vạch ra.

4. Xem lại thông điệp tiếp thị.
Thông điệp tiếp thị mà doanh nghiệp thảo ra ban đầu có thể cần phải thay đổi. Hãy tìm hiểu những phản ứng ngược mà khách hàng thường nêu ra cho đội ngũ bán hàng, nhất là nguyên nhân khiến họ từ chối sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp để từ đó có những điều chỉnh cần thiết trong thông điệp tiếp thị.

5. Chốt giao dịch bán hàng.
Khi mới thành lập, các doanh nghiệp thường đặt ra mục tiêu trước mắt là được sự công nhận của khách hàng và thị trường. Nhưng doanh nghiệp khó có thể tồn tại và phát triển nếu không bán được hàng. Hãy thay đổi quy trình bán hàng với việc chú trọng hơn vào giai đoạn chốt giao dịch.

6. Thu hồi tiền mặt.
Doanh nghiệp cần phải đẩy nhanh việc thu tiền, tức chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt để đáp ứng kịp nhu cầu tăng trưởng. Tiền mặt luôn được xem là huyết mạch cua mọi hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp cần phải xem lại các quy trình, chính sách theo dõi và thu hồi công nợ để rút ngắn thời gian bị chiếm dụng vốn.

7. Trang bị thêm các nguồn lực cần thiết.
Để chuẩn bị cho kế hoạch tăng trưởng, doanh nghiệp cần phải rà soát lại những công cụ nguồn lực mà mình đã có sẵn và những gì cần phải bổ sung. Doanh nghiệp đã có đủ đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp hay các nhà cung cấp uy tín chưa Những nhân viên hay nhà cung cấp này đang đem đến cho doanh nghiệp những giá trị gì. Nếu cần phải có thêm nguồn tài chính để đầu tư cho việc đào tạo và phát triển nhân lực thì cũng phải đưa điều đó vào trong kế hoạch tăng doanh thu.

8. Nhìn lại chính mình.
Người chủ hay lãnh đạo doanh nghiệp có thể là một trong những nguyên nhân chính cản trở sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Nên tự hỏi người đứng đầu phải hoàn thiện điều gì để trở thành động lực chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể tăng trưởng nếu thiếu vắng những nỗ lực của nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Và điều quan trọng không kém cần hết sức quan tâm là để duy trì một đội ngũ nhân sự ổn định, doanh nghiệp phải xây dựng được một chế độ công nhân và khen thường những nhân viên làm việc chăm chỉ, có thành tích tốt. Xin lưu ý là điều này nhiều doanh nghiệp chưa kịp làm trong khi xây dựng kế hoạch kinh doanh ban đầu.


ST:
http://kynang.7pop.net/2011/03/bi-quyet-tang-doanh-thu-va-giam-rui-ro.html
Share/Save/Bookmark

Đăng nhận xét

More →
Chữ đậm Chữ nghiêng Chữ nghiêng 2 Chèn Link Chèn Link Mã hóa code Help ?Nhấn vào biểu tượng hoặc kiểu chữ hoặc chèn link sau đó nhấn nút Chọn rồi copy (Ctrl + C) để paste (Ctrl + V) vào khung viết bình luận. Mã hóa code nếu bạn muốn đưa code vào bình luận.

Chọn Xóa
Top