90 lính cứu hỏa, 10 xe đặc chủng và tàu chữa cháy sẽ luôn túc trực ở hầm vượt sông hiện đại nhất Đông Nam Á. Việc lưu thông trong đường hầm này cũng phải tuân những quy định nghiêm ngặt về ánh sáng, tốc độ...
Do nằm sâu dưới đáy sông Sài Gòn ở độ sâu 26 mét, kết cấu lại kín nên công tác cứu hộ trong hầm Thủ Thiêm là cực kỳ quan trọng và phức tạp.
Theo ông Lê Toàn (Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM), hầm được thiết kế cho tất cả mọi xe lưu thông nhưng để bảo đảm an toàn cao nhất sẽ hạn chế một số phương tiện và thời gian sử dụng hầm; cấm tuyệt đối các loại xe vận chuyển hàng độc hại, chất dễ cháy, chất nổ...
Ngoài ra, xe cộ khi chạy trong hầm Thủ Thiêm không được bấm còi, không bật đèn ưu tiên (trừ những xe ưu tiên theo quy định), không bật đèn ở chế độ chiếu xa, các loại đèn có ánh sáng mạnh khác và không được dừng, đỗ xe trong hầm. Ôtô chỉ được chạy với vận tốc tối đa 60 km một giờ song không chậm hơn 30 km, cách nhau tối thiểu trong cùng làn là 30 m. Xe máy được chạy 40 km một giờ.
Về việc xử lý các sự cố khi xảy ra trong hầm, ông Trần Quang Lâm (Giám đốc Trung tâm quản lý hầm Thủ Thiêm) cho biết sẽ có đội túc trực 24/24h. Khi có sự cố, đội này sẽ nhanh chóng đến hiện trường, hướng dẫn các xe thoát khỏi đường hầm và xử lý các tình huống khác. Dự kiến khi đưa vào vận hành, hầm Thủ Thiêm sẽ có 90 cảnh sát phòng cháy chữa cháy (khi cần có thể huy động thêm 30 người) chia làm 3 ca túc trực cả ngày lẫn đêm, luôn có sẵn 10 xe đặc chủng và một tàu chữa cháy trên sông Sài Gòn sẵn sàng chờ lệnh khi có sự cố.
Bên trong hầm có hệ thống báo cháy tự động khi nhiệt độ trên 57 độ liên tục trong thời gian nhất định. Còn hệ thống chữa cháy sẽ có 3 trạm bơm nằm tại tháp thông gió phía đông, 46 hộp chữa cháy vách tường được phân bố dọc hầm, 4 họng cấp nước và tiếp nước chữa cháy tại 2 cửa hầm...
Bên cạnh đó, để phát tín hiệu và ghi lại hình ảnh khi sự cố xảy ra, hệ thống loa phát thanh được trang bị 41 chiếc và 20 camera chiếu trên 4 màn hình lớn. Ngoài ra, người đi ôtô có thể nghe được chỉ dẫn tránh sự cố qua radio hệ AM từ trung tâm điều khiển giao thông.
Theo ông Nguyễn Vũ Sơn (Phó Phòng Hướng dẫn chỉ đạo về chữa cháy cứu hộ cứu nạn - Sở cảnh sát Phòng cháy chữa cháy), để đảm bảo nguồn điện trong hầm cho công tác cứu hộ, cứu nạn, ngành điện phải theo lệnh của chỉ huy chứ không phải cứ có sự cố là cắt.
“Cháy phải cắt điện là nguyên tắc chữa cháy trên mặt đất, còn ở dưới hầm ngầm mà cắt điện ngay sẽ rất nguy hiểm vì không có ánh sáng để tổ chức chữa cháy, cứu nạn", ông Sơn nói.
Một vấn đề khác được chú trọng là lượng nước chữa cháy vượt quá thể tích thiết kế chứa trong đường hầm có thể gây ngập hầm. Ông Sơn cho biết đang tính tới phương án chữa cháy bằng các loại khí trơ, sử dụng xe chữa cháy chuyên dụng hút khói, hút nhiệt. Còn nước chỉ dùng để phun sương, làm mát cho cán bộ chiến sĩ phòng cháy chữa cháy chứ không phải chữa cháy toàn bộ bằng nước sông Sài Gòn.
Ông Hà Lê Ân (Phó Trưởng phòng Quản lý hạ tầng duy tu, Khu Quản lý giao thông số 1) cho biết, các bảng điện tử ở hai đầu hầm sẽ thông báo về giờ cũng như loại xe được phép lưu thông. Trường hợp xảy ra tai nạn hoặc các sự cố khác buộc phải đóng hầm Thủ Thiêm, các bảng điện tử được lắp đặt từ xa sẽ thông báo cho người dân biết để tránh đi về hướng hầm.
Hầm Thủ Thiêm có 2 lối thoát nạn (rộng 2 m, cao 2,5 m) nằm dọc bên hông, được ngăn cách với phần đường cho xe lưu thông bởi tường bê tông dày 0,5 m. Đường thoát nạn có đèn chỉ dẫn, loa phát thanh, hệ thống quạt hút gió, thoát khói và chống tụ khói sẽ hỗ trợ việc thoát nạn và chữa cháy.
Toàn bộ hầm có 38 cửa thoát nạn (mỗi bên có 19 cửa, cách nhau 50 m) để thoát từ đường cho xe lưu thông ra. Đối với nguồn nước để chữa cháy, ngoài bể nước bên trong có sức chứa 250 m3, còn có các nguồn nước từ rạch Bến Nghé, sông Sài Gòn, bể nước ở các khu vực lân cận...
Trước đó, UBND TP HCM cũng đã ban hành quy chế phối hợp giữa các sở ngành gồm 13 đơn vị, địa phương trong công tác đảm bảo an ninh, phòng chống, tổ chức phòng chống cháy nổ, khắc phục sự cố, cứu nạn khi có sự cố cháy nổ, tai nạn xảy ra trong hầm Thủ Thiêm.
Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất trong dự án đại lộ Đông - Tây được dìm dưới đáy sông Sài Gòn ở độ sâu 26 mét. Toàn bộ hầm có chiều dài gần 1,5 km gồm ba đoạn chính là hầm dẫn phía quận 1 (dài gần 585 mét), hầm dẫn phía quận 2 (dài 535 mét) và đoạn hầm dìm dưới đáy sông với bốn đốt hầm (dài 370 mét). Hầm dẫn và hầm dìm có chiều rộng hơn 33 mét, được phân thành 6 làn đường cho hai hướng lưu thông.
Để bảo đảm an toàn tuyệt đối trong hầm Thủ Thiêm, ngày 22/10 tới Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy TP HCM sẽ phối hợp cùng các cơ quan hữu quan diễn tập cứu hộ cứu nạn trong hầm. Sau đợt diễn tập, các cơ quan sẽ rút ra bài học thực tế nhằm ứng phó kịp thời nhất khi có sự cố thật xảy ra trong hầm.
Hữu Công
NGUỒN:Do nằm sâu dưới đáy sông Sài Gòn ở độ sâu 26 mét, kết cấu lại kín nên công tác cứu hộ trong hầm Thủ Thiêm là cực kỳ quan trọng và phức tạp.
Theo ông Lê Toàn (Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM), hầm được thiết kế cho tất cả mọi xe lưu thông nhưng để bảo đảm an toàn cao nhất sẽ hạn chế một số phương tiện và thời gian sử dụng hầm; cấm tuyệt đối các loại xe vận chuyển hàng độc hại, chất dễ cháy, chất nổ...
Ngoài ra, xe cộ khi chạy trong hầm Thủ Thiêm không được bấm còi, không bật đèn ưu tiên (trừ những xe ưu tiên theo quy định), không bật đèn ở chế độ chiếu xa, các loại đèn có ánh sáng mạnh khác và không được dừng, đỗ xe trong hầm. Ôtô chỉ được chạy với vận tốc tối đa 60 km một giờ song không chậm hơn 30 km, cách nhau tối thiểu trong cùng làn là 30 m. Xe máy được chạy 40 km một giờ.
Về việc xử lý các sự cố khi xảy ra trong hầm, ông Trần Quang Lâm (Giám đốc Trung tâm quản lý hầm Thủ Thiêm) cho biết sẽ có đội túc trực 24/24h. Khi có sự cố, đội này sẽ nhanh chóng đến hiện trường, hướng dẫn các xe thoát khỏi đường hầm và xử lý các tình huống khác. Dự kiến khi đưa vào vận hành, hầm Thủ Thiêm sẽ có 90 cảnh sát phòng cháy chữa cháy (khi cần có thể huy động thêm 30 người) chia làm 3 ca túc trực cả ngày lẫn đêm, luôn có sẵn 10 xe đặc chủng và một tàu chữa cháy trên sông Sài Gòn sẵn sàng chờ lệnh khi có sự cố.
Bên trong hầm có hệ thống báo cháy tự động khi nhiệt độ trên 57 độ liên tục trong thời gian nhất định. Còn hệ thống chữa cháy sẽ có 3 trạm bơm nằm tại tháp thông gió phía đông, 46 hộp chữa cháy vách tường được phân bố dọc hầm, 4 họng cấp nước và tiếp nước chữa cháy tại 2 cửa hầm...
Bên cạnh đó, để phát tín hiệu và ghi lại hình ảnh khi sự cố xảy ra, hệ thống loa phát thanh được trang bị 41 chiếc và 20 camera chiếu trên 4 màn hình lớn. Ngoài ra, người đi ôtô có thể nghe được chỉ dẫn tránh sự cố qua radio hệ AM từ trung tâm điều khiển giao thông.
Theo ông Nguyễn Vũ Sơn (Phó Phòng Hướng dẫn chỉ đạo về chữa cháy cứu hộ cứu nạn - Sở cảnh sát Phòng cháy chữa cháy), để đảm bảo nguồn điện trong hầm cho công tác cứu hộ, cứu nạn, ngành điện phải theo lệnh của chỉ huy chứ không phải cứ có sự cố là cắt.
“Cháy phải cắt điện là nguyên tắc chữa cháy trên mặt đất, còn ở dưới hầm ngầm mà cắt điện ngay sẽ rất nguy hiểm vì không có ánh sáng để tổ chức chữa cháy, cứu nạn", ông Sơn nói.
Một vấn đề khác được chú trọng là lượng nước chữa cháy vượt quá thể tích thiết kế chứa trong đường hầm có thể gây ngập hầm. Ông Sơn cho biết đang tính tới phương án chữa cháy bằng các loại khí trơ, sử dụng xe chữa cháy chuyên dụng hút khói, hút nhiệt. Còn nước chỉ dùng để phun sương, làm mát cho cán bộ chiến sĩ phòng cháy chữa cháy chứ không phải chữa cháy toàn bộ bằng nước sông Sài Gòn.
Ông Hà Lê Ân (Phó Trưởng phòng Quản lý hạ tầng duy tu, Khu Quản lý giao thông số 1) cho biết, các bảng điện tử ở hai đầu hầm sẽ thông báo về giờ cũng như loại xe được phép lưu thông. Trường hợp xảy ra tai nạn hoặc các sự cố khác buộc phải đóng hầm Thủ Thiêm, các bảng điện tử được lắp đặt từ xa sẽ thông báo cho người dân biết để tránh đi về hướng hầm.
Hầm Thủ Thiêm có 2 lối thoát nạn (rộng 2 m, cao 2,5 m) nằm dọc bên hông, được ngăn cách với phần đường cho xe lưu thông bởi tường bê tông dày 0,5 m. Đường thoát nạn có đèn chỉ dẫn, loa phát thanh, hệ thống quạt hút gió, thoát khói và chống tụ khói sẽ hỗ trợ việc thoát nạn và chữa cháy.
Toàn bộ hầm có 38 cửa thoát nạn (mỗi bên có 19 cửa, cách nhau 50 m) để thoát từ đường cho xe lưu thông ra. Đối với nguồn nước để chữa cháy, ngoài bể nước bên trong có sức chứa 250 m3, còn có các nguồn nước từ rạch Bến Nghé, sông Sài Gòn, bể nước ở các khu vực lân cận...
Trước đó, UBND TP HCM cũng đã ban hành quy chế phối hợp giữa các sở ngành gồm 13 đơn vị, địa phương trong công tác đảm bảo an ninh, phòng chống, tổ chức phòng chống cháy nổ, khắc phục sự cố, cứu nạn khi có sự cố cháy nổ, tai nạn xảy ra trong hầm Thủ Thiêm.
Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất trong dự án đại lộ Đông - Tây được dìm dưới đáy sông Sài Gòn ở độ sâu 26 mét. Toàn bộ hầm có chiều dài gần 1,5 km gồm ba đoạn chính là hầm dẫn phía quận 1 (dài gần 585 mét), hầm dẫn phía quận 2 (dài 535 mét) và đoạn hầm dìm dưới đáy sông với bốn đốt hầm (dài 370 mét). Hầm dẫn và hầm dìm có chiều rộng hơn 33 mét, được phân thành 6 làn đường cho hai hướng lưu thông.
Để bảo đảm an toàn tuyệt đối trong hầm Thủ Thiêm, ngày 22/10 tới Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy TP HCM sẽ phối hợp cùng các cơ quan hữu quan diễn tập cứu hộ cứu nạn trong hầm. Sau đợt diễn tập, các cơ quan sẽ rút ra bài học thực tế nhằm ứng phó kịp thời nhất khi có sự cố thật xảy ra trong hầm.
Hữu Công
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/10/ham-thu-thiem-duoc-bao-ve-nghiem-ngat/
Đăng nhận xét