Thời gian gần đây Firefox liên tục tung ra thị trường những phiên bản mới của trình duyệt. Kèm theo đó là sự cải tiến vượt bậc về tốc độ, khả năng chiếm dụng tài nguyên hệ thống, khả năng hỗ trợ giao diện mới lạ, cải thiện Address Bar để làm nổi bật tên miền của trang web bạn đang ghé thăm,… Bài viết này giới thiệu đến các bạn một số “mẹo” hay giúp bạn tinh chỉnh Firefox 6 và 7 hiệu quả hơn, hoạt động như ý hơn. 1. Thay đổi vị trí ô tìm kiếmTheo mặc định, ô tìm kiếm được Firefox chỉ định nằm ở góc trên bên phải cửa sổ trình duyệt. Thế nhưng, vị trí này có thể hơi choáng và đôi khi không cần thiết đối với mọi người. Để loại bỏ ô tìm kiếm (Search) trong giao diện FireFox, bạn cần click phải chuột lên vị trí thanh Navigation và chọn Customize. Khi hộp thoại Customize hiện ra, bạn kéo thả ô Search vào bất kỳ vị trí nào trong hộp thoại Customize để “giấu” nó đi. Vấn đề đặt ra là ô Search đã biến mất, vậy khi cần tìm kiếm bạn sẽ gõ từ khóa tìm kiếm ở đâu? Câu trả lời đó là tại thanh địa chỉ của trình duyệt (Address Bar). Để làm được điều này bạn thực hiện như sau: - Mở một tab mới trên trình duyệt và nhập vào lệnh about:config tại thanh địa chỉ, sau đó nhấn enter. - Tiếp theo bạn bỏ chọn mục Show this warning next time để tắt cảnh bảo này cho những lần truy cập sau. Và nhấn nút I’ll be careful, I promise! để xác nhận truy cập. - Trong trang config, bạn nhập vào từ khóa keyword.URL tại mục Filter và nhấn đôi chuột vào dòng tìm được để điều chỉnh giá trị cho khóa này. Có 3 tùy chọn cho bạn thực hiện thay đổi: + Một là, nếu bạn muốn thanh địa chỉ cho ra kết quả tìm kiếm giống như bạn tìm kiếm trên trang chủ Google thì bạn nhập vào giá trị “http://www.google.com.vn/search?btnG=Google+Search&q=”. Việc thay đổi kết quả tìm kiếm theo quốc gia được thực hiện bằng cách bạn thay đổi giá trị tại tên miền của Google. Ví dụ, bạn muốn cho kết quả tìm kiếm của Google tại Nga thì bạn đổi tên miền thành google.ru và chuỗi trên được thay đổi thành “http://www.google.ru/search?btnG=Google+Search&q=”. Tương tự vậy, bạn có thể tìm tại site global của Google bằng cách đổi liên kết trên thành “http://www.google.com/search?btnG=Google+Search&q=”. + Hai là, bạn muốn Firefox trỏ đến chính website gốc của giá trị mà bạn tìm kiếm, chẳng hạn như, bạn nhập vào cụm từ “quản trị mạng” tại thanh address, khi đó Firefox sẽ trỏ đến trang chính quantrimang.com.vn mà bạn không cần bất kỳ thao tác nào khác. Để được vậy, bạn nhập liên kết sau vào ô giá trị của thẻ trên: “http://www.google.com/url?sa=D&q=http://www.google.com/search%3Fie%3DUTF-8%26oe%3DUTF-8%26sourceid%3Dnavclient%26gfns%3D1%26q%3D” + Ba là, bạn chỉ muốn Firefox cho kết quả tìm kiếm từ Bing, bạn chỉ cần thay đổi giá trị của khóa trên thành “http://www.bing.com/search?q=” Lưu ý với các bạn rằng, tất cả các liên kết ở trên không bao gồm dấu “ ”. 2. Cập nhật IDM cho Firefox 6 và Firefox 7Có IDM trên trình duyệt và hoạt động tốt thì quả là một điều tuyệt vời cho các bạn có nhu cầu tải về tài liệu, phim ảnh,… từ các wesite. Thế nhưng khi Firefox được cập nhật thì IDM lại có vấn đề với mỗi lần cập nhật ấy, nghĩa là nó không tự tìm liên kết và thanh công cụ hỗ trợ tùy chọn download lại “không cánh mà bay” mặc dù trước đó bạn đã cài đặt phiên bản mới nhất của IDM trên máy tính. Để giải quyết vấn đề này, bạn chỉ cần tải add-ons mới nhất của IDM CC về và cài đặt là có thể sử dụng. Phiên bản hiện tại của IDM CC là 7.3.6 và được cung cấp tại đây, hỗ trợ tốt cho Firefox 6 và Firefox 7. Khi tải xong bạn chỉ việc chờ đợi 4s rồi nhấn vào nút Install để cài đặt, sau đó khởi động lại Firefox là có thể sử dụng được IDM. 3. Ghi đè lên bộ nhớ CacheBộ nhớ Cache đóng vai trò lưu trữ lại các giá trị mà bạn đã duyệt qua trên trình duyệt nhằm mục đích tái sử dụng khi cần thiết để tăng tốc quá trình “lướt web”. Đó cũng chính là lý do làm cho quá trình tải lại trang của một số website khi bạn nhấn phím F5 được thực hiện rất nhanh. Thế nhưng, với một số website thì vấn đề này lại không tối ưu lắm khi mà những giá trị cũ còn lưu lại trên máy tính của bạn. Vấn đề đặt ra là bạn muốn trang đang xem được tải lại hoàn toàn mới, không phụ thuộc vào cache cũ đã lưu. Thật đơn giản, bạn chỉ việc nhấn tổ hợp phím Ctrl + F5 thay vì F5 như thông thường. Thế là mọi thứ của website hiện hữu sẽ được “gồng gánh” về hoàn toàn mới. Lưu ý: Giải pháp này không thích hợp cho những bạn dùng Internet theo lưu lượng. 4. Kết hợp phím và chuột để sử dụng trình duyệt nhanh hơnNhư mọi ứng dụng khác, việc kết hợp giữa việc sử dụng phím và chuột nhuần nhuyễn sẽ giúp bạn sử dụng Firefox một các hiệu quả với tốc độ làm việc tối ưu nhất. Bộ đôi phím + chuột với sự kết hợp bên dưới sẽ ít nhiều giúp ích cho bạn:
5. Khắc phục hiện tượng bị mờ chữ trong FirefoxTrường hợp font chữ trên trình duyệt của bạn bị mờ có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính chủ yếu là do chế độ hiển thị văn bản của hệ điều hành và tính năng gia tốc phần cứng mà Firefox đã hỗ trợ. Cả hai tính năng này theo mặc định là đã hỗ trợ phù hợp cho chế độ hiển thị của máy bạn, nhưng vì lý do nào đó mà bạn đã chỉnh sửa thì nên xem xét lại để thiết lập cho phù hợp. Hình bên dưới sẽ minh họa cho bạn sự khác biệt trước và sau khi điều chỉnh. Nếu như máy bạn không có card đồ họa rời hoặc RAM hơi “khiêm tốn” thì bạn có thể thực hiện hai bước sau để tiến hành điều chỉnh lại chế độ hiển thị văn bản cho phù hợp. - Bước 1: Bạn tắt tính năng gia tốc phần cứng có trên Firefox. Tính năng này nằm trong mục Options của trình duyệt. Bạn click chuột vào chữ Firefox ở góc trên bên trái của trình duyệt rồi chọn mục Options. Tiếp theo, ở menu con hiện ra, bạn chọn mục Options lần nữa. Trong hộp thoại Options, bạn chọn mục Advanced rồi chọn thẻ General, sau đó bỏ chọn mục Use hardware acceleration when available. Hoàn tất, nhấn OK để kết thúc. - Bước 2: Bạn gõ vào ô tìm kiếm của menu Start dòng chữ Cleartype sau đó chọn Adjust ClearType Text. Trong hộp thoại ClearType, bạn check chọn mục Turn on ClearType rồi nhấn Next và làm theo hướng dẫn đến khi kết thúc. Thế là bạn đã hoàn tất việc thay đổi chế độ hiển thị văn bản cho Firefox. 6. Để các thẻ hiện hành được lưu lại khi tắt FirefoxVấn đề thường xuất hiện sau khi cập nhật hoặc cài lại Firefox là việc “bốc hơi” của tính năng thông báo lưu lại các thẻ hiện hành. Tính năng này tuy đơn giản nhưng rất cần thiết nếu bạn chưa xem hết các thẻ hiện có mà lại có việc bận đi đâu đó cần tắt máy hoặc vô tình bấm vào nút Close và xác nhận đóng cửa sổ trình duyệt. Để bật lại hộp thoại Quit Firefox và sử dụng chúng hiệu quả bạn cần làm hai việc sau: - Một là, bạn truy cập vào about:config như đã đề cập ở mục 1, sau đó bạn nhập vào ô Filter từ khóabrowser.showQuitWarning. Khóa browser.showQuitWarning hiện ra và bạn nhấn đôi chuột vào khóa này để chuyển giá trị của khóa từ false sang true hoặc click phải chuột lên khóa chọn Toggle. - Hai là, việc lưu thẻ chỉ thật sự có tác dụng khi bạn chỉ mở duy nhất một cửa sổ của trình duyệt. Trong trường hợp bạn mở nhiều cửa sổ thì khi đóng lần lượt các cửa sổ, duy chỉ cửa sổ cuối cùng được xác nhận việc lưu lại các thẻ. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần đóng lại hộp thoại download (nếu có) rồi gom các thẻ trên tất cả các cửa sổ về một cửa sổ của trình duyệt bằng thủ thuật đã được đề cập ở mục 4. Hoàn tất các bước trên rồi mới tiến hành đóng trình duyệt. |
_____♥__♥_____♥__♥_____♥♥♥_____♥♥♥___Quản trị mạng - Cấu hình thiết bị ___♥♥♥_____♥♥♥_____♥__♥_____♥__♥_____
- Trang chủ
- Diễn đàn
- Phần mềm
- Cấu Hình BT Mạng
- Router
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Packet Tracer 4.1 - 5.3
- [CCNA Lab Series] – Giới thiệu
- Bài 1: Kết nối và đăng nhập vào một thiết bị Cisco Router
- Bài 2: Làm quen với CLI
- Bài 3: Cơ bản về lệnh show
- Bài 4: Cisco Discovery Protocol (CDP)
- Bài 5: Ôn tập và mở rộng
- Bài 6: Thiết lập thông báo khi đăng nhập vào router
- Bài 7: Lệnh copy
- Bài 8: Cấu hình các cổng giao tiếp (interface)
- Bài 9: Cấu hình địa chỉ IP cho interface
- Bài 10: Giao thức ARP
- Bài 11: Tạo bảng Host của Router
- Bài 12: Cấu hình static route
- Bài 13: Cấu hình giao thức định tuyến RIP
- Bài 15: Cấu hình giao thức định tuyến EIGRP
- Bài 16: Cấu hình PPP với xác thực CHAP
- Bài 18: Sao lưu cấu hình của Router lên TFTP server
- Bài 19: Tải về và nạp cấu hình của Router từ TFTP server
- Bài 24: Các câu lệnh cấu hình Switch cơ bản
- Bài 28: Cấu hình Standard Access List
- Bài 29: Kiểm tra lại cấu hình Standard Access List
- Bài 30: Cấu hình Extended Access List
- Bài 31: Kiểm tra lại cấu hình của Extended Access List
- Bài 32: Named Access Control List
- Bài 33: Nâng cao về Extended Access List
- Bài 34: Telnet
- Bài 35: Cấu hình VLAN
- Bài 36: Cấu hình giao thức VTP
- Bài 37: Cấu hình OSPF (single area)
- Cấu hình DHCP trên Router CISCO
- nhãn chưa có
- nhãn chưa có
- Thủ Thuật-Các thông tin liên quan Router
- Switch
- Thủ Thuật-Thông tin liên quan Switch
- Các TB Mạng Khác
- Tổng Hợp
- nhãn chưa có
- nhãn chưa có
- nhãn chưa có
- Router
- Games
- Thủ thuật
- Blogger
- Movies
- Quản Trị Server
- Liên kết
- About
Truyện Cười BlogTaPhiet KC
Chat Box
--------------:Search
Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011
6 thủ thuật hay cho Firefox 6 và 7
2011-11-02T09:05:00-07:00
Loading related posts...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đăng nhận xét